Được biết, ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm về côn trùng học ứng dụng trong pháp y cũng không thể luôn tự tin xác định loại ruồi qua ấu trùng của nó, đối với một số loài, điều này là không thể và các nhà điều tra phải đợi ruồi phát triển trưởng thành từ ấu trùng thì mới dễ xác định.
Vì thế mà cuộc điều tra bị lỡ mất quá nhiều thời gian quý giá. Nhưng cũng không thể xác định loài ruồi bằng ADN, vì bộ gien của nhiều loài ruồi vẫn chưa được khám phá.
Mới đây, một nhóm các nhà hóa học ở Đại học New York (Mỹ), do Rabi A. Musah dẫn đầu, đã phát minh ra một phương pháp mới về cơ bản để xác định ấu trùng ruồi. Họ đã thu được dữ liệu về thành phần phân tử của ấu trùng bằng phương pháp quang phổ khối (mass spectroscopy) có độ chính xác cao và phát hiện ra rằng các loài ruồi khác nhau có thành phần phân tử của ấu trùng khác nhau.
Trong thử nghiệm, họ sử dụng phương pháp này để xác định được ấu trùng hỗn hợp của 6 loài ruồi: Calliphora Abbeyina, Chrysomya rufifacy, Lucilia coeruleiviridis, L. sericata, Phormia regina và Phoridae. Và như vậy các chuyên gia pháp y đã có trong tay một công cụ điều tra hữu ích.
Vũ Trung Hương