Thêm 2 tỉnh không còn nhà tạm, nhà dột nát

15/06/2025 09:35

Theo thông tin mới nhất, Hải Dương và Cà Mau đã hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

việc huy động các nguồn lực xã hội cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cộng đồng và là "chìa khóa" để chương trình đạt hiệu quả bền vững, lan tỏa rộng khắp.

Với kết quả này, cả nước hiện có 23/63 tỉnh, thành phố không còn nhà tạm, nhà dột nát. 

Bên cạnh các địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát, một số địa phương khác, như Kon Tum và Bình Thuận đang tiếp tục rà soát và cập nhật số lượng nhà cần hỗ trợ, nhằm triển khai hiệu quả hơn các chương trình an sinh về nhà ở.

Hơn 206.000 căn nhà được hỗ trợ trên toàn quốc

Tính đến hết ngày 14/6/2025, theo số liệu cập nhật từ các địa phương trên phần mềm quản lý, cả nước đã hỗ trợ xóa bỏ được 206.832 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong đó có 155.501 căn đã hoàn thành và bàn giao và 51.331 căn đang trong quá trình xây dựng hoặc mới khởi công. 

Chi tiết theo từng chương trình hỗ trợ: Nhà ở cho người có công với cách mạng là 28.237 căn (đã hoàn thành 19.978 căn, đang xây dựng 8.259 căn); nhà ở theo 2 chương trình mục tiêu quốc gia là 52.409 căn (đã hoàn thành 46.203 căn, đang xây dựng 6.206 căn); chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là 126.186 căn (đã hoàn thành 89.320 căn, đang xây dựng 36.866 căn).

Những con số trên cho thấy rõ quyết tâm và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Không chỉ là kết quả từ các chương trình an sinh xã hội, đây còn là minh chứng cho chiến lược phát triển toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Sơn Hào

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/them-2-tinh-khong-con-nha-tam-nha-dot-nat-102250614235927135.htm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thái Nguyên: Số hoá hoàn toàn hồ sơ bệnh án tại các bệnh viện công lập

Tỉnh Thái Nguyên đã chính thức hoàn thành công tác số hoá hồ sơ bệnh án tại tất cả các bệnh viện công lập trên địa bàn. Việc chuyển đổi sang hồ sơ điện tử không chỉ giúp thuận tiện trong quản lý, khám chữa bệnh mà còn minh bạch, chính xác, đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng ngành y tế thông minh, hiện đại.

Biến phụ phẩm chuối thành tài nguyên

Một nghiên cứu mới từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở ra hướng tận dụng phụ phẩm này nhờ vào vi khuẩn phân giải cellulose, với hy vọng biến rác nông nghiệp thành phân bón hữu cơ quý giá.

Ninh Thuận: Ngành thuỷ sản số hóa kiểm dịch tôm giống quy mô lớn

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kiểm dịch tôm giống góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và truy xuất nguồn gốc tại tỉnh Ninh Thuận. Với sản lượng kiểm dịch từ 40–50 tỷ con mỗi năm, việc số hóa quy trình giúp rút ngắn thời gian, giảm thủ tục hành chính và minh bạch hóa thông tin trong toàn chuỗi sản xuất.

Thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh trong kinh tế tư nhân

Về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 nêu rõ, cho phép các doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng 200% chi phí thực tế của hoạt động này. Có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ, chi phí thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững, tuần hoàn thông qua cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tài trợ qua các quỹ.