Phát hiện cách phục hồi tim sau cơn đau

02/02/2020 07:15

MTNN Nhờ phát hiện một cơ chế phục hồi tim tuyệt vời ở loài cá sọc ngựa (Zebrafish), các nhà khoa học đã tiến một bước gần hơn đến việc tìm ra manh mối điều trị cho hàng triệu bệnh nhân đau tim.

Theo The Daily Mail, các nhà khoa học ở Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện một cơ chế phục hồi tim tuyệt vời ở loài cá sọc ngựa (Zebrafish). Các nhà khoa học đã tiến một bước gần hơn để hiểu làm thế nào cá có thể tự sửa chữa trái tim, tìm ra manh mối điều trị cho hàng triệu bệnh nhân đau tim.

Zebrafish, một loài cá ở Mexico, thường là trọng tâm của nghiên cứu khoa học vì chúng được biết là có khả năng tái tạo đáng kể mô tim. Các nhà khoa học của Đại học Oxford đã ngạc nhiên khi thấy rằng những tế bào miễn dịch, được gọi là đại thực bào, đã tham gia vào quá trình này.

Phát hiện này, có lẽ sẽ tạo ra một bước đột phá về tim mạch. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các đại thực bào (tế bào miễn dịch) góp phần vào việc sản sinh collagen, rất quan trọng cho việc phục hồi tim.

Được biết ở người tim không tái tạo được sau cơn đau tim. Cơ thể con người sửa chữa nội tạng bằng cách hình thành một vết sẹo dày, vĩnh viễn, có thể khiến tim khó bơm máu khắp cơ thể. Nhưng ở cá sọc ngựa và động vật gặm nhấm có thể tái sinh tim trong vòng 7 ngày sau khi sinh. Nhiều vết sẹo đàn hồi tạm thời hình thành trên tim của chúng, làm tăng tốc độ phục hồi lưu lượng máu bình thường.

Chính các đại thực bào đã tham gia vào tiêu phá hủy các tế bào chết và đang hấp hối, cho phép hình thành một mô sẹo đặc biệt. Khi tiến hành thử nghiệm, các nhà khoa học đã cấy các đại thực bào vào tim bị tổn thương của chuột và cá sọc ngựa. Các quan sát cho thấy các tế bào miễn dịch có liên quan đến việc sản sinh collagen và hình thành sẹo. Trước đây người ta tin rằng chỉ có có các tế bào gọi là myofibroblasts mới tham gia vào việc này. Trong khi đó, những người bị suy tim không thể tái tạo trái tim bị tổn thương và thường cách chữa trị duy nhất là ghép tim.

Số liệu thống kê cho thấy có 200.000 lượt nhập viện ở Anh mỗi năm vì các cơn đau tim, được gọi là nhồi máu cơ tim, còn ở Mỹ là hơn 800.000 lượt.

Một cơn xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho tim đột nhiên bị chặn, gây ra các triệu chứng đau ngực, khó thở và cảm thấy yếu và lo lắng. Sau cơn đau tim, hàng tỷ tế bào cơ tim bị mất và không thể bổ sung.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nga đã có người nhiễm coronavirus, chính quyền khuyến cáo từ chối bắt tay, ôm hôn và không để tóc buông xõa

Ngoài nhiều biện pháp đề phòng khác để tránh nhiễm trùng và lây lan coronavirus, Cơ quan Giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phúc lợi con người Nga - Rospotrebnadzor khuyến cáo công dân hãy từ chối những cú bắt tay, ôm và hôn, tránh để tóc buông xõa nơi công cộng.

Mỹ đưa Trung Quốc vào 'danh sách đỏ' vì coronavirus

Vì dịch conoravirus mới, Bộ ngoại giao Mỹ đã yêu cầu công dân nước này hủy các chuyến du lịch đến Trung Quốc trong bối cảnh Hiệp hội phi công Mỹ đòi ngừng các chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com