Lý giải được tại sao loài người bị bệnh tim mạch

31/07/2020 11:08

MTNN Theo Proceedings of the National Academy of Science, chỉ một gien bị mất tác dụng, xảy ra khoảng 2-3 triệu năm trước, cũng khiến loài người dễ bị xơ vữa động mạch và đau tim.

Những mảng mỡ lắng đọng trong động mạch (xơ vữa động mạch) gây ra các bệnh tim mạch, hiện chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong trên thế giới. Các yếu tố gia tăng nguy cơ đối với bệnh nhân tim mạch là lối sống ít vận động, tuổi tác, tiểu đường, béo phì, hút thuốc và ăn các loại thịt đỏ, nhưng khoảng 15% số bệnh nhân đó lại là những người không thuộc nhóm nguy cơ nào. Các cơn đau tim là cực kỳ hiếm gặp ở loài linh trưởng gần gũi với con người - tinh tinh, thậm chí với lượng cholesterol cao và khả năng di chuyển thấp, tinh tinh vẫn ít bị đau tim.

Giáo sư Ajit Varki ở Đại học California tại San Diego, Mỹ và các đồng nghiệp đã quyết định tìm hiểu xem nguyên nhân di truyền nào khiến con người dễ bị nhồi máu và các bệnh tim khác. Họ phát hiện ra rằng khoảng 2-3 triệu năm trước, tổ tiên loài người có sự đột biến gien và các thế hệ tiếp theo cũng thừa hưởng đột biến này.

Đột biến này vô hiệu hóa gien có tên CMAH dẫn đến chúng ta bị thiếu các phân tử gọi là axit sialic, đặc biệt là axit N-glycolylneuraminic (N-glycolylneuraminic acid - Neu5Gc). Các nhà khoa học đã tiến hành chỉnh sửa gien của chuột thí nghiệm biến đổi gien giống với con người hơn khi thiếu một phân tử đường axit sialic có tên là Neu5Gc và hậu quả là chứng xơ vữa động mạch ở những con chuột này phát triển mạnh gấp 4 lần so với chuột bình thường.

Nghiên cứu cũng xem xét tác hại của việc ăn thịt đỏ. Theo giáo sư Ajit Varki, thịt đỏ chứa rất nhiều phân tử Neu5Gc, "giống như một con ngựa thành Troa", xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra phản ứng miễn dịch viêm.

Để tái tạo hiệu ứng này, các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột biến đổi gien ăn nhiều chất béo giàu Neu5Gc. Mức độ xơ vữa động mạch ở những con chuột này cao hơn 2,4 lần so với những con chuột không biến đổi gien với cùng chế độ ăn.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Người cổ đại Homo sapiens châu Á từng giao phối với người Denisova

Theo các nhà khảo cổ và nhân chủng học, cấu trúc răng hàm dưới, đặc trưng cho nhiều người châu Á và người da đỏ Mỹ, không phải do đột biến muộn trong quá trình tiến hóa, như đã nghĩ trước đây, mà là được thừa hưởng từ người cổ đại - Denisova. Đây cũng là bằng chứng khẳng định người Homo sapiens châu Á có thể có được những chiếc răng như vậy trong quá trình giao phối với người Denisova.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com