Hiểm họa thực phẩm bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

27/08/2019 09:42

MTNN Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dẫn tới tồn dư thuốc trong nông sản, trong môi trường đất, nước, không khí rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.

Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dẫn tới tồn dư thuốc trong nông sản, trong môi trường đất, nước, không khí rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.

Theo Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), ở Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc BVTV với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Đáng lưu ý, chỉ trong tháng 4-2019 nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt gần 82 triệu USD, số liệu từ Tổng cục Hải Quan.

Mới đây, tòa án Mỹ phán quyết chất glyphosate thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto có liên quan đến ung thư. Trong khi đó hóa chất này cũng như nhiều thuốc bảo vệ thực vật độc hại khác vẫn đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Hay vào cuối năm 2018, một kết quả xét nghiệm từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, có 31/67 người dân thuộc bốn huyện ngoại thành Hà Nội đang có thuốc BVTV tồn dư trong máu và một người ở mức rủi ro. Đặc biệt, nhiều người trong nhóm này là nhân viên, cán bộ, ở các xã, thị trấn không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang lo sợ.

Sử dụng thuốc BVTV sai cách gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. (Ảnh: Internet)

Có thể thấy với một lượng rất lớn thuốc BVTV được sử dụng tràn lan như hiện nay, trong đó có nhiều loại không rõ nguồn gốc, đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng.

Tác hại của thuốc BVTV với con người

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho hay tất cả loại hóa chất BVTV đều có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đặc biệt nguy hại nếu sử dụng không đúng liều lượng, không đúng quy trình.

Theo đó, thông thường có 3 con đường chính để thuốc BVTV đi vào cơ thể. Thứ nhất, ăn các loại thực phẩm, rau quả nhiễm độc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng đang có tồn dư thuốc, chưa đủ thời gian cách ly. Thứ hai, qua đường hô hấp khi chúng ta hít phải thuốc, có thể đi qua chỗ người ta đang phun thuốc, gió thoảng qua. Thứ ba là qua việc tiếp xúc trực tiếp, tức sử dụng các loại thuốc mà không đeo găng tay, đồ bảo hộ.

“Tuy nhiên tình trạng nhiễm độc hóa chất BVTV, cũng như mức độ độc hại sẽ tùy theo loại hóa chất và liều lượng dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn”, PGS.TS Thịnh lưu ý.

Các chuyên gia y tế cho hay, khi ngộ độc thuốc ở dạng cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi… Nặng hơn chất độc sẽ chuyển hóa qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư…

Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cũng chỉ ra các dấu hiệu về ngộ độc thuốc BVTV biểu hiện ở tiêu hóa như buồn nôn, đi ngoài dữ dội. Hay các biểu hiện về thần kinh như lơ mơ, hôn mê, co giật, liệt cơ, thậm chí là tụt huyết áp, suy hô hấp, và đây là nguyên nhân trực tiếp gây chết trong ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật…

Ngoài ra người dân còn có thể bị các vấn đề về tiết niệu, và hội chứng cường cholinergic gặp trong ngộ độc cấp hóa chất BVTV phospho hữu cơ, carbamat. Với hội chứng này, người dân hoặc trẻ sẽ nôn mửa, kêu khó thở tức ngực, da tái lạnh, vã mồ hôi, run toàn thân hoặc co giật…

Làm gì để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm, ngộ độc thuốc BVTV?

Để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm, ngộ độc thuốc BVTV, người sản xuất nông nghiệp lưu ý chỉ sử dụng các loại hóa chất BVTV trong danh mục, có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật.

Khi sử dụng các thuốc BVTV cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: đeo găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc.

Khi thu hoạch rau củ quả phải chờ hết thời gian cách ly (là thời gian hóa chất BVTV còn không đáng kể trên rau quả, trung bình từ 2-25 ngày trở lên).

Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc BVTV cần có đầy đủ nhãn hiệu, không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát, để tránh nhầm lẫn uống phải.

Người tiêu dùng cần rửa sạch và gọt bỏ vỏ rau củ quả khi sử dụng. (Ảnh: Internet)

Người tiêu dùng cần rửa sạch và gọt bỏ vỏ rau củ quả khi sử dụng. Chọn mua thực phẩm an toàn để sử dụng. Khi có biểu hiện ngộ độc hóa chất BVTV, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ, nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Các loại rau củ có nguy cơ nhiễm nhiều và nhiễm ít thuốc BVTV

– Nguy cơ nhiễm nhiều thuốc BVTV nhất: Các loại họ đậu đỗ, dưa chuột, cà pháo, rau họ cải, súp lơ…

– Nguy cơ nhiễm ít thuốc BVTV: Cà rốt, củ cải, bí xanh, bầu, mướp, măng tây, cà chua…

(Th.S Nguyễn Xuân Điệp, Bộ môn Rau và gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả- Theo Vnexpress)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nồng độ vitamin B12 cao có thể gây ung thư phổi

Theo các chuyên gia Đức, các công trình nghiên cứu mới cho thấy lạm dụng vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, vượt ngưỡng an toàn, có thể đe dọa phát triển ung thư phổi, trước hết là ở những người hút thuốc.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com