Theo BusinessInsider, một trong những chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Hữu nghị Trung- Nhật ở Bắc Kinh, ông Zhan Qingyuan, thì khả năng miễn dịch không phải lúc nào cũng xuất hiện đối với những người đã bị coronavirus. Ngoài ra, vi rút biến đổi nhanh chóng.
Trong một cuộc họp báo, Giám đốc Phòng chống và điều trị viêm phổi của Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật Zhan Qingyuan tuyên bố rằng những người bị bệnh coronavirus (2019-nCov) vẫn sẽ có nguy cơ tái nhiễm (even people who have recovered may not be immune to the virus). Các kháng thể sẽ được tạo ra, vị giám đốc giải thích, nhưng một số kháng thể sẽ không tồn tại lâu. Nhóm coronavirus bao gồm các vi rút gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc cảm lạnh thông thường. Hầu hết trong số chúng đều gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mức độ nghiêm trọng vừa và thấp, nhiều mầm bệnh lây cho người từ động vật.
Vị chuyên gia giải thích rằng khi vi rút xâm nhập vào cơ thể người, nó cố gắng trụ lại và bắt giữ các tế bào chủ. Đáp lại, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể - các protein nhận biết và loại bỏ các tế bào vi rút. Vì vậy, hình thành miễn dịch. Thông thường, khi đã bị mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin, một người không còn chịu tác động với chủng vi rút hoặc nhiễm trùng này. Nhưng đối với coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán, các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết liệu bệnh nhân đã mắc có phát triển được miễn dịch với căn bệnh này hay không.
Theo ông Zhan Qinyang, không có gì chắc chắn rằng các kháng thể được tạo ra trong cơ thể sẽ trở nên mạnh mẽ hoặc đủ lâu dài để ngăn ngừa tái nhiễm. Ngoài ra, vi rút biến đổi nhanh chóng, do đó khả năng miễn dịch với một chủng này không đảm bảo khả năng miễn dịch với một chủng khác. Đối với coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ liệu bệnh nhân có phát triển miễn dịch được với căn bệnh này hay không.
Vũ Trung Hương