Bão số 6 sẽ gây ra mưa lớn

26/10/2024 09:16

MTNN Theo dự báo, vào hồi 13 giờ chiều nay (26/10), bão số 6 đạt cường độ mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15 trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Đến 13 giờ ngày 27/10, bão trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 180km với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14.

Từ chiều tối và đêm 26/10 đến 28/10, từ Quảng Trị - Quảng Ngãi có mưa phổ biến từ 300-500mm

Theo dự báo đến rạng sáng 28/10, bão đổi hướng Đông Đông Nam trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ với cường độ cấp 10, giật cấp 12; sau đó di chuyển theo hướng Đông và tiếp tục suy yếu.

Từ chiều tối và đêm 26/10 đến 28/10, từ Quảng Trị - Quảng Ngãi có mưa phổ biến từ 300-500mm, cục bộ có nơi trên 700mm, cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/3h; từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão, trong đó có 35 tàu/184 người (Quảng Ngãi) hoạt động khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa; hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm, các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh.

Theo báo cáo của Cục Thuỷ sản, tổng diện tích nuôi thủy sản tại các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận là 110.625 ha (22.445 ha nuôi tôm nước lợ, 9.644 ha nuôi nhuyễn thể bãi triều, 78.536 ha nuôi thủy sản nước ngọt); 119.356 lồng bè; 1.929 chòi canh nuôi trồng thủy sản.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết tỉnh đã rất chủ động và đã kết nối với các huyện, thành phố và các xã họp tổ chức thực hiện các công tác để phòng, chống bão số 6 (bão Trà Mi).

Tránh tâm lý chủ quan trước bão, ông Bửu cho rằng, tỉnh đã tổ chức các hình thức tuyên truyền. Từ ngày 25/10, các đoàn công tác của tỉnh đã đến các địa phương và rà soát công tác "4 tại chỗ"... Đồng thời, tổ chức, giám sát kiểm tra từ các thôn xóm đến các xã, huyện... thường xuyên báo cáo về BCĐ của tỉnh.

Cũng theo ông Bửu, hiện tỉnh đã chuẩn bị kịch bản di dân trên 18 huyện, thị với 200.000 dân. Với kịch bản siêu bão, tỉnh cũng chuẩn bị kịch bản di dời gần 400.000 người...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, bão số 6 (bão Trà Mi) là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào miền Trung. "Theo nhận định của chúng tôi, bão không đổ bộ vào đất liền nhưng khi bão vào bờ biển sẽ quay ra và có thể lại hình thành cơn bão mới trên biển", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân và các chủ tàu, thuyền có phương án phòng, chống bão số 6 an toàn.

Đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cảnh báo, cơn bão số 6 sẽ gây ra mưa rất lớn cho các tỉnh ven biển miền Trung. "Bão Trà Mi có khả năng sẽ gây ra ngập lụt lớn thứ 2 trong năm nay tại khu vực miền Trung (sau đợt ngập lụt gây ra do cơn bão số 3) nên các địa phương cần có phương án để phòng, chống và ứng phó hiệu quả", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói.

Mặc dù dự báo bão số 6 không lớn chỉ khoảng cấp 10-11 nhưng gió lưu lại lâu nên các tỉnh ven biển có bãi cát du lịch có thể gây ra sạt lở bờ biển. Rút kinh nghiệm từ các cơn bão trước, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố khi kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn cần chằng chống, neo đậu cẩn thận, an toàn. Tránh neo đậu tàu thuyền qua loa, khi bão vào vẫn sẽ gây hậu quả, thiệt hại nặng.

Theo kịch bản khi bão số 6 vào ven bờ biển sẽ quay ra biển và có thể hình thành cơn bão mới nên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh miền Trung cần tăng cường tuyên truyền và cấm biển lâu hơn để phòng việc các chủ tàu, thuyền quay ra biển sớm gặp nguy hiểm.

Về tiến độ thu hoạch lúa mùa, hiện khu vực Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã thu hoạch 45.424ha/116.677ha; hiện còn 71.253 ha chưa thu hoạch, Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh thu hoạch nhanh đến chủ nhật (27/10) phải hoàn thành để không bị ảnh hưởng của bão.

Đối với phương án di dời dân, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay: Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3, ở Lào Cai, trưởng thôn Kho Vàng đã kêu gọi và cứu được rất nhiều người dân sau sạt lở đất. Từ kịch bản mưa lớn trong cơn bão số 6, chúng ta phải chủ động di dân từ sớm, từ xa. Từ các trưởng, phó các thôn ở các vùng bị ảnh hưởng của bão phải chủ động di dời dân khi có nguy hiểm, nguy cơ sạt lở đất sau mưa lớn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương phải chuẩn bị 2 kịch bản di dân để phòng tránh mọi tình huống có thể xảy ra do bão số 6.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Bộ Quốc phòng cần mở rộng hệ thống flycam để rà soát, soi các điểm sạt lở nhằm cảnh báo và có phương án di dời dân khi có nguy cơ sạt lở cao.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/bao-so-6-se-gay-ra-mua-lon-102241026081440117.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vì sao chất lượng kết nối mạng 5G chưa ổn định?

Dù đã ra mắt nhiều ngày nay song mạng 5G vẫn chưa thể cho kết nối ổn định theo phản ánh của người dùng do vùng phủ sóng hẹp, số trạm phát sóng chưa nhiều dẫn đến tốc độ tải lên và tải xuống còn chậm.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com