Ứng phó xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL

21/02/2025 11:25

MTNN Bộ NN&PTNT vừa có chỉ đạo về tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15.

Tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao, hồ phân tán, khu trũng

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL tại một số cửa sông đã xuất hiện cao hơn trung bình nhiều năm, thấp hơn các năm xâm nhập mặn lịch sử 2015-2016, 2019-2020 và năm 2023-2024.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao, xâm nhập sâu trong các kỳ triều cường, các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng cửa sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-02/4; ở các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ 24/2-4/3, 11-15/3, 30/3-2/4, 10-13/4/2025.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ĐBSCL và TP.HCM.

Để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15, Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản số 1246/ BNN-TL về tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn thuộc Bộ (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần và khi có tình huống đột xuất) để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp.

Tiếp tục tăng cường việc vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao, hồ phân tán, khu trũng; lưu ý tại các vùng cây ăn trái bảo đảm tích trữ lượng nước để đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn; đo độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng.

Ngoài ra, các vùng chịu ảnh hưởng cần khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt, tuyệt đối không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lưu ý, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, đào ao, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục,...

Trường hợp cần đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, đề nghị các địa phương cần có văn bản đề nghị theo quy định tại Quyết số 305/QĐ-TTg ngày 05/3/2021 quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung chi và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Các tỉnh, thành ĐBSCL và TP.HCM cần thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện truyền thông khác đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Ngoài ra, các tỉnh, thành dự kiện chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn cần chỉ đạo Sở NN-PTNT thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các đề xuất, kiến nghị về Bộ NN&PTNT (qua Cục Thủy lợi) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Chính phủ.

Đỗ Hương

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/ung-pho-xam-nhap-man-cao-diem-o-dbscl-102250220164004858.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com