Thực hiện chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh dưới góc nhìn kiểm toán

26/03/2024 16:14

MTNN Phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới, trong đó có Việt Nam.

Những hiệu quả ban đầu trong thực hiện Chương trình…

Ngày ngày 31/10/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1670/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Việt Nam cần khoảng gần 60 tỷ USD để thực hiện Chương trình mục tiêu về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2021. Trong đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ có thể đáp ứng khoảng 26 tỷ USD, số còn lại phải huy động từ khu vực doanh nghiệp. Việc thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và dòng tài chính thực tế đang đặt ra những yêu cầu về cải thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân - khu vực được đánh giá là chưa phát huy hết tiềm năng tương xứng.

Thực hiện chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh dưới góc nhìn kiểm toán

Nhìn một cách toàn diện, dù có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả ban đầu trong triển khai tăng trưởng xanh thì Việt Nam vẫn đang ở vị trí khiêm tốn về thu nhập bình quân đầu người cũng như chuyển đổi công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến nguồn lực tài chính và con người trong triển khai kế hoạch nhằm đạt mục tiêu của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải ứng phó với nhiều vấn đề của khu vực và toàn cầu.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã đưa ra 4 nhóm mục tiêu cơ bản, như: tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Điểm nổi bật nhất là cân bằng, hài hòa các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, khẳng định rất rõ giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng xanh.

Từ thực tiễn triển khai của các hoạt động thúc đẩy phát triển xanh, thông qua kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng vốn Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 do Kiểm toán nhà nước (KTNN) thực hiện năm 2021, KTNN đã có những phát hiện, đánh giá và khuyến nghị hữu ích để nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

KTNN ghi nhận, tổng số vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 được duyệt là 15.866 tỷ đồng, gồm 15.470 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 396 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Vốn đầu tư phát triển đã giao kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 là 15.223 tỷ đồng; đã bố trí hằng năm là 15.120 tỷ đồng và giải ngân là 12.365 tỷ đồng. Vốn sự nghiệp dự kiến bố trí là 357 tỷ đồng, số đã giao là 231 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương đã giải ngân là 1.658 tỷ đồng.

KTNN đánh giá, các đơn vị được bố trí vốn thực hiện Chương trình đã có nhiều cố gắng để thực hiện các mục tiêu, nội dung đề ra. Các dự án, nhiệm vụ đã hoàn thành góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế bảo vệ khí hậu trái đất, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ an toàn tính mạng của người dân và tài sản.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, phê duyệt thiết kế - dự toán, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch được duyệt, trong thực hiện không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tính đến hết năm 2020, một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần hoàn thành một số mục tiêu của dự án.

…Và khuyến nghị từ thực tế

Tuy nhiên, theo số liệu tại 29 dự án kiểm toán chi tiết, KTNN cũng nhận thấy giá trị nghiệm thu theo số báo cáo là 2.182 tỷ đồng, giá trị được kiểm toán là 2.182 tỷ đồng, số kiểm toán là 2.176 tỷ đồng, chênh lệch 6 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng còn lại theo số báo cáo là 3.338 tỷ đồng, giá trị được kiểm toán là 3.311 tỷ đồng, số kiểm toán là 3.245 tỷ đồng, chênh lệch 66 tỷ đồng. Về giá trị dự toán được duyệt, theo số báo cáo là 635 tỷ đồng, giá trị được kiểm toán là 635 tỷ đồng, số kiểm toán là 623 tỷ đồng, chênh lệch 12 tỷ đồng.

Nguyên nhân chưa giao hết số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương theo Chương trình được duyệt, KTNN nêu rõ: Do một số dự án không còn nhu cầu vốn, hoặc chưa đầy đủ thủ tục đầu tư…

Đồng thời, tại các địa phương vẫn còn tồn tại việc bố trí và quản lý vốn chưa hiệu quả. Theo đó, giải ngân vốn nguồn ngân sách trung ương, tính đến hết năm 2020 đạt 12.364,76 tỷ đồng, bằng 81,8% số vốn đã bố trí, trong đó, vốn ODA đạt 12.137,57 tỷ đồng và vốn trong nước đạt 227,19 tỷ đồng. Nguyên nhân, theo Kiểm toán nhà nước, là do một số dự án đã quá thời gian giải ngân, không còn nhiệm vụ và do số vốn được giao năm 2020 vẫn được phép giải ngân trong năm 2021.

Bên cạnh đó, với nguồn vốn ngân sách địa phương và vốn khác, nhiều dự án các chủ đầu tư và các địa phương bố trí và giải ngân vốn đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương và vốn khác tính đến hết năm 2020 còn thấp so với tỷ lệ số vốn ngân sách trung ương đã bố trí. Cụ thể, có 11 dự án vốn ngân sách địa phương và vốn khác được phê duyệt đầu tư 459,49 tỷ đồng nhưng chưa được bố trí, tuy nhiên, vốn ngân sách trung ương đã bố trí 1.777,86 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89,5%; có 6 dự án vốn ngân sách địa phương và vốn khác được phê duyệt đầu tư 1.297,04 tỷ đồng nhưng mới bố trí được 70,04 tỷ đồng, đạt 5,4%, trong khi vốn ngân sách trung ương đã bố trí 911,2 tỷ đồng, đạt 100%.

Qua góc nhìn kiểm toán, KTNN nhận thấy việc thực hiện các mục tiêu vẫn còn tồn tại một số bất cập. Cụ thể, đến thời điểm kiểm toán, chủ Chương trình chưa có báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cũng như kết quả đạt được các mục tiêu của Chương trình. Qua kiểm toán cho thấy, đến 31/12/2020, hầu hết các mục tiêu của Chương trình cơ bản chưa hoàn thành. Còn 7 dự án chuyển tiếp và 22 dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng hộ đầu nguồn và một số dự án ưu tiên cấp bách chưa hoàn thành. Có 20 dự án có hạng mục trồng và phục hồi rừng mới đã hoàn thành với diện tích hơn 24.661 ha, tuy vượt 10.000 ha so với mục tiêu của Chương trình nhưng theo tiêu chuẩn về trồng rừng còn phải thực hiện chăm sóc trong vòng 4-5 năm tiếp theo mới hoàn thành.

Mục tiêu hấp thụ 2 triệu tấn CO2 mỗi năm cũng chưa có số liệu báo cáo thống kê nên chưa có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu này….

Qua xem xét quá trình quản lý, sử dụng vốn của Chương trình, KTNN chỉ ra một số bất cập về cơ chế, chính sách. Trong đó có bất cập về thời gian hoàn thành các dự án phát triển rừng. Theo quy định tại Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng tại Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự án trồng rừng cần từ 4-5 năm để triển khai các bước: trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, một số dự án phát triển rừng mới được triển khai vào năm 2019, 2020 nên không đủ thời gian hoàn thành trong thời hạn thực hiện Chương trình (từ năm 2016-2020).

Tại Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017 của Bộ KHĐT về “Quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công” vẫn còn hiệu lực nhưng được xây dựng căn cứ vào Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được thay thế bởi Luật Đầu tư công số 39/2019/QH13. Một số quy định về thời hạn báo cáo, nội dung báo cáo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT đã không còn phù hợp, do đó, yêu cầu đặt ra cần thiết phải ban hành văn bản thay thế hoặc bãi bỏ.

Được biết, để tiếp tục đưa ra những đánh giá toàn diện, sâu sắc, năm 2024, KTNN tiếp tục thực hiện kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023 tại một số bộ và các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh, Điện Biên, Lâm Đồng, Khánh Hòa, An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thùy Linh
Nguồn Báo Công Thương
Link bài gốc

https://congthuong.vn/thuc-hien-chuong-trinh-ung-pho-bien-doi-khi-hau-va-tang-truong-xanh-duoi-goc-nhin-kiem-toan-310989.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Báo động đỏ: Suối Lương cạn trơ đáy

Dù chưa bước vào mùa khô nhưng suối Lương (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Hiện trạng thiếu nước này đã kéo theo loạt hệ lụy, khiến người dân, khu du lịch sống nhờ vào dòng suối bị ảnh hưởng, hệ sinh thái thiên nhiên thay đổi, nỗi lo phòng cháy, chữa cháy rừng...

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com