Thừa Thiên Huế sẵn sàng ứng phó các sự cố môi trường mùa mưa bão

24/08/2024 15:41

MTNN Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn yêu cầu nâng cao công tác phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Công văn số 8522/UBND-CT yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế cùng các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ trên địa bàn tăng cường công tác phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với các sự cố môi trường có thể phát sinh trong mùa mưa bão. Công văn nêu rõ những yêu cầu quan trọng, cấp thiết cho tình hình thiên tai ngày một nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. 

Công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai cũng như sạt lở. Các cơ sở này cũng cần phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh để rà soát và công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây sự cố môi trường trên trang thông tin của Sở.

Đồng thời, công văn nhấn mạnh cần tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động của các cơ sở. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm các trường hợp xả nước thải không qua xử lý hoặc không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật ra nguồn tiếp nhận nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND các huyện, thị xã và TP. Huế cần triển khai rà soát các khu vực nhạy cảm và các cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn. Công tác này bao gồm việc tổng hợp thông tin và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) để thực hiện rà soát và công khai thông tin theo quy định. Đồng thời, các cơ quan cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

Các chủ dự án, cơ sở và doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng cần thực hiện và ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp theo các điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật BVMT). Kế hoạch này phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 109 và được công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 110 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.

Các cơ sở cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo khoản 1 Điều 122 Luật BVMT và theo phân cấp sự cố môi trường cũng như các giai đoạn ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 123 của Luật BVMT cũng như khoản 2 Điều 108 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Sau sự cố, việc phục hồi môi trường cần được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật BVMT.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khẩn trương xây dựng Kế hoạch Phòng thủ dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự năm 2023. Kế hoạch này cần đảm bảo sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để ứng phó hiệu quả với các sự cố, thiên tai và hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên toàn tỉnh. Bộ Chỉ huy cũng cần phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn, đảm bảo sự điều phối thông tin và hành động kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.

Công an tỉnh sẽ chủ động bố trí lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng phó với các tình huống cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy khi sự cố xảy ra. Lực lượng công an cần huy động tối đa nguồn lực để tham gia di dời và bảo vệ tài sản, tổ chức sơ tán nhân dân khỏi các vùng nguy hiểm và hỗ trợ nhanh chóng trong việc khắc phục sự cố.

Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có trách nhiệm rà soát và đôn đốc các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Cần triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường tại từng cơ sở theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các kế hoạch này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và nâng cao khả năng phản ứng nhanh chóng, hiệu quả trong mọi tình huống.

Để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý môi trường, UBND tỉnh yêu cầu tăng cường kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn. Cần yêu cầu các đơn vị thực hiện việc xử lý sơ bộ nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các cơ sở phải đảm bảo quy trình xử lý nước thải đúng quy định và không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.

Đồng thời, cần thiết phải xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị không tuân thủ quy định về đấu nối hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt, các trường hợp xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không qua hệ thống xử lý đều phải bị xử lý triệt để theo quy định pháp luật. Những biện pháp này không chỉ đảm bảo chất lượng môi trường mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong việc bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống ô nhiễm môi trường.

Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở về yêu cầu kỹ thuật và quy trình xử lý nước thải để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường.

Trước đó, trong buổi trao đổi với Tạp chí Kinh tế môi trường, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã chia sẻ: "Các thảm họa môi trường đã xảy ra, đã gây hậu quả môi trường nhưng rất may sau đó hậu quả do nó gây ra dần được khắc phục và nhiều thành phần môi trường, chức năng môi trường dần được hồi phục. Vấn đề đặt ra là, con người phải tăng cường nghiên cứu để hiểu và tìm được giải pháp dự báo khả năng xảy ra, giải pháp giảm thiểu thiệt hại, giải pháp hỗ trợ hệ sinh thái cũng như các thành phần môi trường dần hồi phục".

Các sự cố môi trường là những thách thức lớn, nhưng với sự chung tay của chính quyền, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân, Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể ứng phó hiệu quả. Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Chỉ khi cộng đồng chung sức, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho các thế hệ mai sau.

Cao Hiếu

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/thua-thien-hue-san-sang-ung-pho-cac-su-co-moi-truong-mua-mua-bao-91750.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com