Sử dụng công nghệ cao để đưa ra dự báo tin cậy

15/07/2020 10:15

MTNN

Moitruong.net.vn

– Từ nay đến cuối năm, khu vực miền núi phía Bắc được nhận định sẽ tiếp tục có những hình thái thiên tai cực đoan như mưa lũ. Do vậy, các địa phương cần chủ động phòng chống thiên tai với phương châm 4 tại chỗ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Mùa đông có thể đến sớm hơn

Thông tin tại Hội nghị Phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 (ngày 13/7), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, năm 2019, tại khu vực miền núi phía Bắc đã 74 trận dông, lốc sét; 10 trận lũ quét, sạt lở đất; 04 đợt rét đậm, rét hại; 07 đợt nắng nóng; 09 trận động đất; thiên tai làm 42 người chết và mất tích, thiệt hại ước tính khoảng 753 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn nước trên sông Đà đã khiến mực nước tại hồ Hòa Bình thấp kỷ lục trong 30 năm, hồ Sơn La thấp nhất từ năm đưa vào khai thác, vận hành 2011.

Những tháng đầu năm 2020, khu vực đã xảy ra 92 trận dông, lốc, mưa đá, mưa lớn (nhiều hơn tổng số trận của cả năm 2019), trong đó 08 đợt trên diện gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà ở với khoảng 54.000 nhà sập, hư hại, tốc mái; 02 trận lũ quét, sạt lở đất; 12 trận động đất, trong đó trận động đất ngày 16/6/2020 tại Mường Tè, tỉnh Lai Châu có độ lớn 4,9; rủi ro thiên tai cấp độ 4. Tính đến ngày 30/6/2020, thiệt hại ước tính khoảng 610 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. Ảnh Zing.vn

Ngoài ra, diễn biến thiên tai trên thế giới và trong khu vực cũng đang hết sức phức tạp. Đặc biệt là khu vực phía Nam Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 6 đến nay, gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, làm 130 người chết và mất tích, đe dọa an toàn của đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới, nếu bị sự cố sẽ gây thảm họa đối với khu vực hạ du.

Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, tháng 7 – 12/2020, có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có khoảng 05-06 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng cuối năm 2020.

Trong đó, ở khu vực Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 bão/ATNĐ trong giai đoạn tháng 8 và tháng 9/2020;

Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ (khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) trong tháng 9 có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 ATNĐ, tháng 10 có khả năng chịu ảnh hưởng từ 1-2 ATNĐ.

Đối với khu vực Bắc Bộ, mùa mưa bão tập trung vào giai đoạn từ tháng 8 đến giữa tháng 10. Khu vực Bắc Trung Bộ, mùa mưa bão tập trung giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11.

Trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình từ tháng 7-9/2020 dự báo phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0 độ C; tháng 10, tháng 11 và tháng 12/2020, nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng từ 0,5-1,0 độ C.

Các đợt nắng nóng còn xảy ra trong tháng 7/2020 ở Bắc Bộ và tháng 7- 8/2020 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.

Có khả năng xuất hiện các đợt không khí lạnh sớm hơn so với trung bình nhiều năm, mùa Đông ở Bắc Bộ có khả năng đến sớm và rét sớm hơn so với trung bình nhiều năm.

Nhằm chống chọi với tình hình lũ lụt tại miền Nam và miền Trung, Trung Quốc đã sử dụng các công nghệ tiên tiến gồm mạng không dây 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR).

Ứng dụng công nghệ để chống lũ lụt

Dựa trên công nghệ AI, Tập đoàn Alibaba đã phát triển một số sản phẩm công nghệ hỗ trợ chính quyền các địa phương xử lý lũ lụt. Thiết bị dự đoán lũ lụt của Alibaba dự đoán được chi tiết mực nước dựa trên dữ liệu về thời tiết, địa chất học.

Ngoài ra, thiết bị này còn có thể mô phỏng thời gian thực về đường rút nước. Alibaba còn hỗ trợ nền tảng cứu hộ khẩn cấp và ngăn ngừa thảm hoạ thiên nhiên sử dụng hệ thống điện toán đám mây AliCloud. Nền tảng này gửi cảnh báo đỏ tới người sử dụng thông báo rủi ro tiềm tàng về lũ lụt và bão để di chuyển tới địa điểm an toàn hơn. Người dân cũng có thể dùng nền tảng trên để truy cập tới trung tâm cứu trợ thảm họa thiên nhiên.

Trang web chuyên về bản đồ AutoNavi đã cho ra mắt bản đồ thảm họa thiên nhiên dựa trên công nghệ AI dành cho huyện An Cát thuộc tỉnh Chiết Giang. Người sử dụng có thể dùng bản đồ trực tuyến để tìm địa điểm trú ẩn gần nhất trong tổng số 225 địa điểm thuộc huyện An Cát.

Trong khi đó, tại thành phố An Khánh, tỉnh An Huy, các công ty viễn thông địa phương đã gửi dữ liệu về mực nước tới cơ quan quản lý lũ lụt qua mạng không dây 5G để kịp thời đưa ra cảnh báo cho người dân. Giới khoa học của Trung Quốc đang kỳ vọng việc hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển hoạt động cảnh báo thảm họa thiên tai tại Trung Quốc trong thời gian tới.

Việc tăng cường sử dụng công nghệ cao để xử lý thảm họa, thiên tai hay dịch bệnh vốn là chủ trương của Chính phủ Trung Quốc. Đây cũng là xu hướng chung ở những quốc gia ưu tiên phát triển công nghệ cao trên thế giới.

Minh Anh

 

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com