Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

14/09/2024 14:25

MTNN Hình ảnh chụp từ vệ tinh radar thể hiện tính ưu việt trong cung cấp thông tin liên quan đến thiên tai nhờ khả năng chụp xuyên mây, giúp củng cố năng lực giám sát thiên tai.

Các khu vực nuôi trồng thủy sản bị tàn phá do bão Yagi khu vực phía bắc đảo Cát Bà

Các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đang xử lý các hình ảnh vệ tinh radar nhằm đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng do bão Yagi và vùng lũ lụt lân cận Hà Nội.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, TS. Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, những ngày gần đây, các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã sử dụng dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để có cái nhìn ban đầu nhằm đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng do bão Yagi tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Dữ liệu được thu thập bao gồm 2 cảnh ảnh Sentinel-1 (vệ tinh SAR của Châu Âu, băng tần C, độ phân giải không gian 10m) chụp ngày 29/8/2024 (thời điểm trước bão) và chụp ngày 10/9/2024 (thời điểm bão vừa đi qua).

Sử dụng các công cụ xử lý ảnh nhanh trên phân cực VV, tăng cường chất lượng ảnh và đánh giá bằng cảm quan, các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển đã bị thiệt hại rất nặng nề.

Bên cạnh đó, để khảo sát đánh giá vùng bị ngập Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ chụp ảnh vệ tinh và bước đầu thu được kết quả.

Trong đó, hình ảnh vệ tinh viễn thám radar ASNARO-2 (băng tần X, độ phân giải 2m, tương tự vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam trong tương lai) chụp vào 17h33' ngày 12/09/2024, khu vực Hà Nội và vùng phụ cận.

Trong ảnh thể hiện các địa điểm như sân bay Nội Bài ở phía bên trên của ảnh, hồ Tây phía bên dưới và cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Đặc biệt trên ảnh có thể thấy rõ khu vực ngập xung quanh sông Cà Lồ gần sân bay Nội Bài.

Ảnh Vệ tinh Sentinel-1 thu nhận ngày 03/09/2024, trước khi cơn bão Yagi diễn ra, có thể thấy khu vực sông Cà Lồ (trong vòng màu đỏ) vẫn chưa có hiện tượng ngập lụt.
Ảnh vệ tinh ASNARO-2 chụp ngày 12/09/2024, có thể thấy khu vực dọc sông Cà Lồ có xuất hiện các vùng ngập lụt hai bên bờ sông. Nguồn: Ảnh từ vệ tinh quan sát trái đất ASNARO-2 do ©NEC Corporation cung cấp.

Các kết quả này mới chỉ là kết quả bước đầu dựa trên xử lý nhanh ảnh SAR bởi các cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Qua đó cũng cho thấy tính ưu việt của ảnh SAR trong cung cấp thông tin liên quan đến thiên tai nhờ khả năng chụp xuyên mây (trong thời gian này ảnh vệ tinh quang học không quan sát được mặt đất).

Theo TS. Vũ Anh Tuân, để đánh giá chính xác hơn, cần nhiều thời gian xử lý hơn và phối hợp với thông tin kiểm chứng thực địa. Tuy vậy, trong tình hình gấp rút ứng phó với bão, mọi thông tin có được đều hết sức quý giá.

Trong thời gian tới, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nước ngoài để khai thác ảnh vệ tinh SAR và xử lý nhanh nhằm đưa ra các thông tin góp phần chủ động ứng phó với hoàn lưu các cơn bão.

Đặc biệt là tập trung hoàn thiện vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam để có thể phóng lên quỹ đạo vào năm 2025.

"Khi có vệ tinh radar riêng của Việt Nam thì chúng ta sẽ kịp thời và chủ động hơn khi chụp các vùng quan tâm", TS. Vũ Anh Tuân nói.

Vệ tinh LOTUSat-1 thuộc dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất". Vệ tinh có trọng lượng 600 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm.

Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường.

Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết có mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng.

Hoàng Giang

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/su-dung-anh-ve-tinh-radar-danh-gia-nhanh-thiet-hai-do-bao-va-vung-lu-lut-102240914083920143.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com