Chính phủ Myanmar ước tính chỉ còn 80 cá thể hổ còn lại trong tự nhiên, trong khi vào năm ngoái WCS-Myanmar ước tính con số này vào khoảng 50-100 cá thể.
Theo WCS Myanmar, chỉ 10% sinh cảnh của hổ được đưa vào cuộc khảo sát quần thể hổ mới nhất trên phạm vi toàn quốc.
Rất khó để biết chính xác phạm vi của quần thể hổ vì một số khu vực nằm trong vùng có xung đột vũ trang khiến việc thu thập dữ liệu trở nên nguy hiểm.
Có chín loài hổ trên thế giới nhưng chỉ còn lại sáu loài. Trong số các sinh cảnh còn lại của hổ trên thế giới, Myanmar là nơi sinh sống của hai loài – hổ Bengal và hổ Đông Dương, theo khảo sát quốc gia về hổ giai đoạn 1999-2002.
Khu bảo tồn động vật hoang dã Thung lũng Hukaung, khu bảo tồn động vật hoang dã Htamanthi và Cảnh quan Dawna-Tenasserim (DTL) được xem là những sinh cảnh tiềm năng cho hổ.
Cuộc khảo sát năm ngoái do Cục Lâm nghiệp và WCS thực hiện ở thượng nguồn Chindwin ở Mawlaik, Vùng Sagaing, và WWF cùng FFI thực hiện tại DTL.
“Khảo sát sinh cảnh của hổ gặp rất nhiều khó khăn vì một số khu vực ở xa, còn một số khu vực khác rất nguy hiểm do xung đột vũ trang. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là bảo tồn sinh cảnh hiện tại của hổ và đảm bảo rằng chúng có thể sinh sản”.
“Chúng tôi chỉ có thể thu thập thông tin về quần thể hổ ở một số khu vực, vì vậy không thể xác định tình trạng của toàn bộ quần thể để phục vụ nghiên cứu”, U Hla Naing thuộc WCS-Myanmar chia sẻ.
Hổ đang bị đe dọa bởi sự suy giảm của các loài con mồi như bò tót, nai, hươu – vốn cũng là mục tiêu ưa thích của những kẻ buôn bán động vật hoang dã. Do đó, cần cập nhật Kế hoạch hành động quốc gia về hổ ban hành năm 2003 để bảo tồn con mồi và bảo vệ sinh cảnh cho hổ.
Ở Myanmar, hổ được bảo vệ theo Luật Bảo vệ Đa dạng sinh học và Khu bảo tồn.
Bảo tồn là cần thiết để duy trì quần thể hổ ở Myanmar.
bảo tồn hổ, bảo tồn sinh cảnh, Hổ, Myanmar