Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe

17/10/2024 09:33

MTNN Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.

Cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí

Hà Nội đã vào mùa ô nhiễm không khí gây nguy hại đến sức khỏe. Cùng với việc thời tiết thay đổi khiến vi khuẩn, virus hoạt động mạnh là nguyên nhân chính làm gia tăng các ca mắc bệnh đường hô hấp.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), qua theo dõi chu kỳ diễn biến chất lượng môi trường không khí hàng năm, từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, không khí tại một số địa phương thường diễn biến xấu.

Nhìn vào các kết quả quan trắc chất lượng không khí quốc gia do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện cho thấy, từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã lên đến 197 - tương ứng với thang màu đỏ. Chỉ số này thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người có bệnh về đường hô hấp...

Miền Bắc có ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày.

Ô nhiễm không khí xảy ra tại một số thành phố, đô thị lớn, khu vực tập trung nhiều hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp, nhất là các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. 

Nguyên nhân phần lớn là do các hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cùng với ảnh hưởng của thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi. Đó là chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt,… trong không khí lớn, ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5. Bên cạnh đó, tình trạng đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng (đốt mở và phân tán) vẫn diễn ra.

Theo nhận định của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, tại thành phố Hà Nội và một số địa phương lân cận, cùng với các nguyên nhân như trên, bụi thải từ hoạt động giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là nguồn phát thải các chất ô nhiễm trong không khí, nhất là chứa bụi mịn PM2.5. Các chất ô nhiễm trong không khí tiếp tục tạo ra bụi thứ cấp, kết hợp với điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch về nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm gây ra hiện tượng nghịch nhiệt, hạn chế khuếch tán chất ô nhiễm không khí.

Chỉ số chất lượng không khí được Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, phân thành nhiều mức nhằm mục tiêu cảnh báo. Khi chất lượng không khí ở mức xấu (AQI từ 150 trở lên) làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người bình thường, đối với nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, tại Hà Nội, thời điểm mùa ô nhiễm không khí xảy ra từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nguyên nhân gây ô nhiễm do mật độ xây dựng trong thành phố nhiều. Lượng khí thải từ các khu đốt rác, khu công nghiệp ở ngoại thành ngày càng tăng. Người dân đốt rơm rạ và khói bụi từ các phương tiện tư nhân… khiến ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng hơn.

Áp dụng các giải pháp bảo vệ sức khỏe

Trước vấn nạn ô nhiễm không khí, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông.

Khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, nhất là với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h - 7h sáng và 14h - 19h tối. Cùng với đó, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất công nghiệp).

Trong đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn. Đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Người dân cần thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách khi ra khỏi nhà; thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

Để bảo vệ sức khỏe trước những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân theo dõi diễn biến chất lượng không khí qua app VN AIR (cài đặt trên hệ điều hành Android, IOS) và trang web: https://cem.gov.vn, https://enviinfo.cem.gov.vn. Đây là nguồn thông tin chính thống được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường xây dựng Hệ thống cảnh báo, dự báo ô nhiễm môi trường không khí tại một số thành phố đô thị lớn trên cả nước theo cách tiếp cận đa mô hình (multi-model) được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng, trong đó có thể dự báo chất lượng không khí ngắn hạn (24 - 48 giờ tiếp theo). 

Hệ thống này đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Hướng dẫn thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đang được Cục hoàn thiện.

Theo TS Tùng, không khí ô nhiễm tác động rất lớn đến sức khỏe. Chính vì thế người dân cần hạn chế các hoạt động ngoài trời, nếu có việc thật cần thiết hãy ra đường để bảo đảm sức khỏe. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc lâu dài trong bầu không khí ô nhiễm thường có triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng; ho, khạc đờm, tức ngực khó chịu… Việc sử dụng khẩu trang đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế là rất cần thiết, không phải loại nào cũng tránh được bụi mịn 2.5PM.

Bích Ngọc

Nguồn kinhtemoitruong.vn
Link bài gốc

https://kinhtemoitruong.vn/mua-o-nhiem-khong-khi-keo-dai-ca-nua-nam-gay-nguy-hai-den-suc-khoe-94185.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Miền Bắc bắt đầu mưa dông ở vùng núi

Ngày 15/10, khu vực vùng núi Tây Bắc, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 70mm. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com