Làm thế nào để xử lý nguồn nước sinh hoạt sau khi bị ngập lụt?

02/08/2024 10:50

MTNN Người dân nên lưu ý dù sau lũ lụt, nước giếng có trong vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng, nước đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống.

Nhân viên y tế dự phòng tiến hành khử khuẩn nước sinh hoạt bằng dung dịch Cloramin B

Sau mỗi đợt mưa bão, lũ lụt, nguồn nước tại những nơi ngập úng thường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sau đây là những cách xử lý nguồn nước mà người dân có thể tự thực hiện để có nước sạch.

Xử lý nước để uống

Quy trình xử lý nước uống bao gồm 3 bước cơ bản: làm trong nước, khử trùng và đun sôi. Nước sau đun sôi để nguội có thể uống được.

Làm trong nước

Dùng 1g phèn chua (một miếng to bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước.

Hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong vào một gáo nước, sau đó đổ vào chum, vại, lu, khạp hay thùng nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Khử trùng bằng hóa chất

- Khử trùng nước bằng Cloramin B: dùng cho các hộ gia đình, để khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.

Một viên Cloramin B hàm lượng 0,25g khử trùng được 25 lít nước và 1 viên Aquatabs 0,67g có thể khử trùng được 20 lít nước.

- Khử trùng nước bằng hóa chất bột (Cloramin B, Clorua vôi): để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung dân tránh lũ và phải do cán bộ y tế hướng dẫn thực hiện.

Liều lượng hóa chất cần thiết để khử trùng là 10 mg/lít. Một thùng nước 30 lít thì cần 0,5g bột Cloramin B loại 27% Clo hoạt tính, hoặc 0,4g Clorua vôi 20%, hoặc 0,12g Clorua vôi 70% (HTH) để khử trùng.

- Cách khử trùng: Hòa tan lượng hóa chất cần thiết cho lượng nước cần khử trùng vào một gáo nước rồi đổ vào bể/thùng chứa, trộn đều.

Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào nước và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước có mùi Clo thì thôi.

Nhân viên y tế dự phòng hướng dẫn người dân khử khuẩn nước sinh hoạt bằng dung dịch Cloramin B

Sau đó, múc nước dội lên thành bể chứa để khử trùng. Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.

Lưu ý không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì chờ thêm từ 30 phút đến 1 giờ cho bớt mùi nồng.

Nước sau khử trùng có thể dùng cho sinh hoạt, nhưng cần đun sôi trước khi uống.

Hiện nay loại hóa chất dùng phổ biến nhất là Cloramin B dạng viên 0,25g, dạng bột 27% Clo hoạt tính và Aquatabs 67mg.

Xử lý nước giếng

Nguyên tắc khi xử lý nước giếng là sau khi nước rút, cần xử lý nước và môi trường ngay, thực hiện nguyên tắc “nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó.”

- Đối với giếng khoan: chỉ cần bơm hết nước đục và bơm thêm 15 phút nữa bỏ nước đi, sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm và sàn giếng.

- Đối với giếng khơi: quy trình xử lý cần kỹ hơn với 3 bước:

Bước 1: Thau rửa giếng nước

Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng; tháo bỏ nắp và nilông bịt miệng giếng; dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.

Múc hoặc dùng máy bơm hút cạn nước, rồi thau vét giếng. Nếu không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung.

Nhân viên y tế hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt an toàn cho người dân có giếng khơi bị ngập khi nước lũ dân cao

Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì xử lý tạm thời bằng cách múc vài chục lít nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp thì tiến hành thau rửa.

Bước 2: Làm trong nước giếng

Dùng 50g phèn chua cho 1m3 nước, tối đa 100g/m3 nếu nước đục nhiều. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần.

Sau đó, để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết. Nếu không có phèn chua để làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20-30 lít, đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25-30cm.

Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.

Bước 3: Khử trùng giếng nước

Hóa chất khử trùng: Cloramin B với liều 10g/m3 hoặc Clorua vôi 20% (13g/ m3), hoặc Clorua vôi 70% (4g/ m3).

Cách xử lý: hòa lượng hóa chất nói trên vào một gầu nước, lưu ý phải khuấy cho tan hết, rồi tưới đều gầu nước này vào giếng.

Thả gầu cho chìm sâu rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi.

Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý là dù sau lũ lụt, nước giếng trong, vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nước đã khử trùng vẫn phải đun sôi mới được uống.

Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

TB (theo Vietnam+)

Nguồn baohaiduong.vn
Link bài gốc

https://baohaiduong.vn/lam-the-nao-de-xu-ly-nguon-nuoc-sinh-hoat-sau-khi-bi-ngap-lut-388851.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kon Tum lại xảy ra nhiều trận động đất trong ngày 31/7

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, từ 0h - 18h22 phút ngày 31/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 11 trận động đất.

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com