Hành trình 400 ngày đêm mở lối lên đỉnh Bà Nà

08/07/2019 16:10

MTNN Ngày 25/3/2009, tuyến cáp treo số 1 mang tên Bà Nà – Suối Mơ chính thức vận hành trong niềm vui khôn xiết của hàng trăm kỹ sư, công nhân và chuyên gia nước ngoài khi đó.

Ngày 25/3/2009, tuyến cáp treo số 1 mang tên Bà Nà – Suối Mơ chính thức vận hành trong niềm vui khôn xiết của hàng trăm kỹ sư, công nhân và chuyên gia nước ngoài khi đó.

Ngước mắt lên nhìn từng cabin lao vun vút đi, ngay cả những gã trai gai góc và dạn dày nhất cũng bất thần bật khóc. Bởi không ai trong số họ dám nghĩ chỉ sau vỏn vẹn gần 400 ngày, tuyến cáp vốn từng bị coi là hoang đường và bất khả thi ấy đã được thành hình.

Trong lịch sử, Bà Nà – Núi Chúa là một vùng đất khá đặc biệt khi chỉ được biết mặt, đặt tên hơn 100 năm về trước bởi người Pháp. Để tránh khỏi cái nóng như thiêu đốt của Trung Trung Bộ lúc bấy giờ, một đội lính thủy quân lục chiến đặc biệt đến từ Châu Âu đã được giao nhiệm vụ tìm một cao nguyên khả dĩ có thể xây dựng được khu nghỉ dưỡng trong dải từ Thừa Thiên Huế về tới Đà Nẵng. Sau hơn một năm thám hiểm, Bà Nà đã được lựa chọn và kỳ vọng sẽ trở thành Đà Lạt thứ hai trên sống lưng dãy Trường Sơn kỳ vĩ.

1

1 trong 10 tuyến cáp treo ấn tượng nhất thế giới

Trong 2 năm từ 1901-1902, người Pháp đã huy động dân bản địa băng rừng, xẻ núi để làm nên con đường mòn kéo từ làng Hội Vực nằm bên hữu ngạn sông Túy Loan dẫn lên đỉnh cao 1.360m. Đây cũng là công trình nhân tạo đầu tiên có mặt trên vùng đất này.

Hơn 100 năm sau, trong nỗ lực đánh thức lại tiềm năng ngủ quên của Bà Nà, hàng nghìn người khác cũng lại quăng mình vào đại ngàn, để bắt đầu giấc mơ kéo cáp lên đỉnh trời.

Quyết định xây cáp trong… 1 tiếng

Tháng 10/2007…

Đà Nẵng bắt đầu vào mùa mưa.

Gió từ biển hun hút thốc ngược vào đất liền càng khiến cho không gian xám xịt và âm u hơn. Chuyến xe 16 chỗ xuất phát từ chân núi bắt đầu ì ạch bám theo tuyến đường mòn quanh co, khó nhọc về số, lừ đừ leo lên lên đỉnh Bà Nà. Chốc chốc xe lại vào cua, người trên xe ngả rạp theo hướng vô lăng lái và rung bần bật.

Nhìn qua ô cửa kính mờ nhòe, đoàn khách lần đầu tiên lên Núi Chúa lặng phắc. Bốn bề xung quanh chỉ là bạt ngàn cây cỏ và mịt mùng sương giăng.

2

Đường lên Bà Nà ngày xưa- ảnh tư liệu

12 năm sau, khi nhớ lại chuyến đi “dạm ngõ”, cựu cán bộ trắc đạc Trịnh Hà vẫn còn rùng mình vì độ quanh co, gấp khúc của những khúc gập tay áo ven đèo: “Con đường từ Hòa Khánh lên chân núi Bà Nà lởm chởm những ổ gà và lầy lội toàn bùn đất. Cách trung tâm Đà Nẵng 15 km mà tôi cứ ngỡ lạc vào một khu hẻo lánh xa xôi, với cơ sở hạ tầng cực tệ, chỉ có gió và tiếng côn trùng kêu. Di chuyển theo đường đèo 16 km để lên đỉnh núi mất 3 giờ đồng hồ, cảnh vật hiện ra trước mắt chỉ là những căn nhà cũ nát từ thời Pháp để lại và thấp thoáng vài căn nhà nghỉ được xây dựng nhỏ lẻ chênh vênh ẩn hiện dưới màn sương mù giăng kín.”

Buồn và đìu hiu đến mức, cực Giám đốc Công ty Cổ phần Cáp treo Bà Nà Vũ Huy Thắng khi trực tiếp lên khảo sát còn phải thừa nhận: Vào thời điểm năm 2007, khi nhìn khung cảnh hoang sơ suốt dọc đường, “chúng tôi đã không hề có ý định đầu tư xây dựng cáp treo ở đó.”

3

Bà Nà 1924

Vào thời điểm này, mặc dù khu du lịch Bà Nà đã được khai thác sử dụng, nhưng do tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ của các công trình và dịch vụ; cộng với cách quản lý thiếu chuyên nghiệp nên chỉ sau một thời gian ngắn sau khi được xây dựng lại, du khách thưa dần. Bà Nà lại chìm vào trong quên lãng.

Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sun Group chia sẻ: “Khi chúng tôi về nước [từ Ukraine-PV], thành phố Đà Nẵng kêu gọi đầu tư lên Bà Nà. Nhưng vào quãng năm 2007, chúng tôi nhìn vào Bà Nà rất quan ngại. Những nhà đầu tư nhỏ trước chúng tôi đều làm ăn rất khó khăn. Mỗi năm chỉ khai thác được đúng 3 tháng hè. Hết mùa du lịch là phải dỡ từ chăn màn, ti vi, tủ lạnh… đêm xuống núi. Mùa mưa, có lúc độ ẩm lên đến 99%. Tường lúc nào cũng sũng nước. Trên đó chẳng có gì để ăn, để chơi cả.”

Ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể tin rằng vùng đất hoang hoải và xơ xác này sẽ có thể rùng mình hồi sinh.

4

Khảo sát tuyến cáp treo số 1

5

Anh Vũ Huy Thắng

Ngừng lại một lúc, ông Thắng kể tiếp: “Lãnh đạo thành phố khi ấy có nói với chúng tôi: Đây là đứa con gái út của Đà Nẵng và xin ‘gả’ cho Sun Group. Nghe những lời ấy, Chủ tịch Lê Viết Lam đã chỉ đạo chúng tôi quyết tâm phải làm bằng được dự án này. Toàn bộ thời gian quyết định đầu tư chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Chúng tôi khi ấy đã hứa bằng cả danh dự với thành phố Đà Nẵng là sẽ hoàn thành tuyến cáp treo số 1 trong vòng 1 năm.”

Nhìn lại cuộc “se duyên” trên đỉnh Bà Nà 12 năm về trước, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sun roup Đặng Minh Trường thành thật: “Vì lời hứa với Đà Nẵng, chúng tôi đã bắt tay vào làm. Lúc làm cũng không dám nghĩ nhiều đến việc thu hồi vốn thế nào.”

Nhưng, chính “quyết định 1 giờ” ngày ấy đã mở đầu câu chuyện về hành trình lột xác ngoạn mục của nàng con út Bà Nà của núi mẹ Trường Sơn sau này…

Tổ đặc nhiệm vẽ “xương sống” nối đỉnh trời

Ngay sau khi kế hoạch đầu tư được phê duyệt, công tác chuẩn bị đã gấp rút tiến hành. Một đội đặc nhiệm gồm 10 kỹ sư ngay lập tức được thành lập, trực tiếp di chuyển vào Bà Nà để tiến hành định tuyến, khoan khảo sát địa chất. Cùng thời điểm này, các chuyên gia hàng đầu về cáp treo từ Garaventa Doppelmayr cũng bay thẳng từ Áo tới Đà Nẵng.

“Cựu binh” Trần Tịnh, năm nay đã 62 tuổi là một trong số những người đầu tiên có mặt tại Bà Nà để tham gia khảo sát trong những năm 2007-2008. Ông đồng thời cũng là nhân chứng sống cho giai đoạn khốc liệt nhất trong toàn bộ hành trình hiện thức hóa giấc mơ kéo cáp lên đỉnh Bà Nà.

6

Khảo sát xây dựng cáp treo

Nhắc tới những ngày đầu tiên khi vừa nhận nhiệm vụ, ông khẽ nhíu mày: “Khi ấy, tôi  vừa làm xong tuyến cáp vượt biển tại Nha Trang nên khi vào Đà Nẵng thì rất háo hức. Thế nhưng, ngay khi vừa chạm vào cửa Bà Nà thì nỗi sợ hãi lại ập tới.”

Án ngữ trước mặt “đội đặc nhiệm” lúc này là một cánh rừng nguyên sinh rậm rì, cây cối chen nhau vươn về phía ánh nắng, dây leo chằng chịt níu chặt chân người. Những phiến dứa dại sắc như dao sẵn sàng cứa đứt bất cứ phần da thịt nào còn để hở. Lối đi hoàn toàn không có. Chốc chốc, hơi lạnh từ bên trong rừng sâu lại theo gió lùa ra khiến tất cả phải rùng mình…

 “Nhìn núi cứ u u minh minh, tôi đã bảo với mọi người: Thôi, tôi không làm đâu, ra đây khổ quá, rừng rú quá, Nhưng may mọi người động viên nên tôi cố gắng làm và ở lại cho tới tận bây giờ,” ông Tịnh thành thật kể.

Do yêu cầu đặc thù nên toàn bộ 22 cột trụ xương sống cho tuyến cáp treo số 1 sẽ được dựng xuyên qua đại ngàn; cũng đồng nghĩa với việc để định tuyến thành công, đội khảo sát buộc phải cắt sâu vào rừng để tìm lối.

Xòe bàn tay vẫn còn chằng chịt những vết chai sần, cựu binh Trần Tịnh trào phúng: “Dấu vết của những ngày đánh vật với rừng thiêng Bà Nà vẫn còn đây. Ngày ấy, hành trang của chúng tôi chỉ có một balo, con dao rựa và cuốc cá nhân. Vừa đi, vừa phạt cây tạo đường…”

8

Thi công cáp treo

Do thời điểm khảo sát rơi vào mùa mưa nên việc di chuyển trong rừng nguyên sinh Bà Nà càng khó khăn hơn. Đất ngậm nước trơn tuột và nhão nhoét, mút chặt chân người bước. Đá phong thạch mồ côi chốc chốc lại lở ra, lăn lông lốc xuống phía dưới. Cực nhất là gặp phải những mép đá dựng đứng với độ dốc lên tới 30%. Cả nhóm vừa đào khoét vào đá núi làm điểm đặt chân, vừa ì ạch leo về phía trước. Quần áo ướt đầm vì mồ hôi, sương núi và cả mưa rừng vẫn đang ồ ạt đổ.

Đi lại khổ một thì chuyện ăn, uống lại khổ mười. Trong suốt hơn 3 tháng trắc đạc, món ăn duy nhất của tổ 10 người chỉ là mỳ tôm và sữa hộp. Gặp ngày nắng ráo thì không sao, nhưng nếu Bà Nà bất thần “khó ở” đổ mưa, thì tất cả chỉ đành ngao ngán gặm mỳ tôm sống.

Cựu Giám đốc Công ty Cáp treo Bà Nà Vũ Huy Thắng lại đặc biệt ấn tượng với chuyện ngủ nghỉ trên sườn Bà Nà. Thông thường, vào buổi tối, nhóm khảo sát sẽ dừng lại, mắc võng ngay trong rừng như… bộ đội. Những ngày đầu, mấy gã đàn ông hàng ngày vốn ăn to, nói lớn bỗng co rúm mình lại. Tiếng vượn hú, gió rít lên qua từng tán lá, suối chảy róc rách, tiếng côn trùng rả rích không thôi…. Trong bóng lửa chập chờn, tất cả rùng mình, ớn lạnh.

“Đêm đầu tiên mặc dù rất mệt nhưng hầu như không ai ngủ được. Chúng tôi chỉ sợ bất thần có con rắn lục nào rơi từ tàng cây phía trên xuống là… xong,” anh Thắng tự trào.

Một trong những khó khăn khác được đặt ra trong giai đoạn đầu là cần phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của việc định tuyến khi sai số cho phép do các chuyên gia từ Doppelmayr đưa ra chỉ chưa đầy 1cm.

Cựu kỹ sư trắc đạc Trịnh Hà đã từng dở khóc dở cười khi phải giải bài toán do Doppelmayr đưa ra.

“Với điều kiện địa hình dốc ngang, dốc dọc lớn, rừng cây lại rậm rạp, cộng với cơ sở vật chất những năm 2007 tại Việt Nam, yêu cầu của các chuyên gia nước ngoài gần như bất khả thi,” anh nhớ lại.

Vào thời điểm này, chỉ có 3 máy GPS có thể thực hiện được việc định tuyến chính xác với sai số cho phép. Nhưng, toàn bộ các máy này lại thuộc quản lý của… Quân khu V. Giải pháp khả dĩ nhất vẫn là dùng sức người, kết hợp với việc đo đạc, tính toán trên bình đồ.

Tổ khảo sát lập tức được chia làm 2 mũi. Một mũi xuất phát từ phía chân núi, một mũi khác đo từ trên đỉnh xuống. Thế nhưng, đến khi gặp nhau, cả hai nhóm đã bị lệch đến… 50m. Những người trong nhóm “đặc nhiệm” ngày nào không thể nhớ hết đã có bao nhiêu lần đi đo tuyến chỉ để khoảng cách 50m thu hẹp lại dần.

“Điều đó thực sự đã làm chúng tôi lúng túng. Chúng tôi đã phải mời các đơn vị tư vấn và chuyên gia đầu ngành về để tìm giải pháp tính toán. Lựa chọn cuối cùng của chúng tôi là kết hợp các phương pháp đo cơ bản với dùng định vị vệ tinh,” anh Hà kể.

Những chuyến đi lại nối tiếp nhau. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ, cộng với những đôi chân không mệt mỏi, cuối cùng, tới đầu năm 2008, việc định ra tuyến xương sống của cáp treo mới được hoàn thành đúng với yêu cầu của Doppelmayr. 3 tháng ăn núi, ngủ rừng ấy dù vất vả nhưng đã đủ khiến cho Bà Nà từ chỗ lạ lẫm trở nên thân quen. Những chàng kỹ sư đã kịp ngẩn ngơ ngắm vầng trăng sáng vằng vặc treo trên đỉnh núi mờ hơi sương; kịp bần thần trước bông đào chuông năm cánh như những giọt nước nở bừng một góc núi… Chính trong khoảng thời gian này, tình yêu với Bà Nà đã lặng lẽ đến và thấm sâu vào họ. Thứ tình yêu đã được đánh đổi bằng mồ hôi và cả máu của họ - điều khiến cho tới tận bây giờ, hầu hết những con người trong “tổ đặc nhiệm” ngày nào vẫn còn gắn bó với Bà Nà Hills như một duyên nợ lâu bền.

Có lẽ những người làm cáp treo khi ấy, cũng khó mà hình dung được 10 năm sau đó, chốn hoang vu chỉ có cây cối và sợ hãi ấy, đã rùng mình thức giâc, trở thành “Khu du du lịch hàng đầu Việt Nam”, thành niềm tự hào của không chỉ thành phố Đà Nẵng…. Và , những con người cũ kỹ ngày ấy, kẻ còn ở Bà Nà, người đã lưu lạc phương khác. Thế nhưng, ký ức về 400 ngày băng rừng, mở lối kéo cáp lên đỉnh Bà Nà vẫn còn y nguyên. Và trong câu chuyện kể lại của mình, họ đều định danh những tháng ngày ấy bằng một cách gọi hào sảng nhưng cũng thật kỳ lạ: Những tháng ngày Điên...

Null
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com