Hà Nội tập trung xử lý các vấn đề để bảo vệ môi trường

01/06/2024 08:37

MTNN Một trong 7 vấn đề được Bộ Chính trị đặc biệt lưu ý và yêu cầu triển khai cấp bách trong Kết luận số 80-KL/TW là tập trung ưu tiên thực hiện vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường sông, hồ, không khí…

Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển"

Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trong đó nhấn mạnh kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển". "Xác định vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí..., quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện...".

Thời gian qua Thủ đô rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nổi bật là thành phố đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tăng cường thẩm định hồ sơ, cấp phép về bảo vệ môi trường… Ảnh minh họa

Thực tế thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Nổi bật là thành phố đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tăng cường thẩm định hồ sơ, cấp phép về bảo vệ môi trường…

Thành phố cũng triển khai nhiều dự án xử lý nước thải làng nghề quy mô lớn như: Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh (huyện Hoài Đức), công suất 4.000m3/ngày - đêm; hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) công suất 1.000m3/ngày - đêm… Ngoài ra, thành phố kêu gọi đầu tư nhiều dự án xử lý nước thải, rác thải tại các làng nghề trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thường Tín với tổng vốn hàng trăm tỉ đồng…

Đáng chú ý, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá dù khâu triển khai gặp một số khó khăn nhưng được Thành ủy, UBND thành phố quan tâm chỉ đạo sát sao, tập trung giải quyết các vướng mắc.

Dự kiến đến năm 2025, toàn bộ các gói thầu của dự án sẽ đi vào hoạt động, qua đó góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường ở Thủ đô cả về trước mắt và lâu dài.

Đối với công tác bảo vệ chất lượng không khí, thu gom, xử lý chất thải rắn, rác thải y tế, xây dựng... cũng đạt được những kết quả bước đầu. Tại các quận, huyện, thị xã, công tác bảo vệ môi trường cũng được triển khai quyết liệt. Điển hình ở khu vực nội thành, cơ bản đã loại bỏ bếp than tổ ong trong khu dân cư, tổ chức thu gom vỏ hộp sữa ở các trường học.

Đặc biệt, ở nhiều huyện khu vực ngoại thành triển khai có hiệu quả việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng cánh đồng xanh, sạch và đang triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn…

Với định hướng tại Kết luận số 80-KL/TƯ, thời gian tới, ngoài hệ thống các giải pháp đang triển khai, Hà Nội sẽ thực hiện hoàn thiện quy hoạch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong đó chú trọng đến việc phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Thành phố cũng tập trung nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.

Đáng chú ý, trong những giải pháp dài hạn, thành phố tập trung phát triển, mở rộng hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập.

Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề thách thức

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thách thức và mối quan tâm lớn đối với mỗi tỉnh thành trên toàn quốc, nhất là nơi đông dân cư như Hà Nội. Vì vậy nhận thức và vai trò mỗi người dân, của cả cộng đồng về môi trường nói chung, công tác bảo vệ môi trường nói riêng là điều kiện tiên quyết nhằm bảo vệ môi trường sống theo hướng bền vững.

Theo số liệu thống kê Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Thành phố đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô.

Hà Nội cũng đã triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường...

Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề cấp bách của Thành phố. Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy, số ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, giao thông - vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại là từ các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Kế hoạch đã đánh giá khách quan thực trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian qua, từ các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm chính, các giải pháp cụ thể và toàn diện, bắt đầu từ việc rà soát chính sách, đến các hành động cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn phát thải chính là giao thông, xây dựng, công nghiệp.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí của thành phố. Theo thống kê, số dân cư sống tại Hà Nội đã lên tới gần 9 triệu người, trong đó, dân số đô thị chiếm trên 40%. Thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy, hơn 600.000 ô tô...

Mỗi ngày, Thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát; tình hình biến đổi khí hậu, việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường; nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh.

Không chỉ ô nhiễm không khí, tình trạng ô nhiễm từ những con sông trong nội thành cũng là vấn đề được Thành phố quan tâm. Trong những năm qua, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để hồi sinh các dòng sông chết trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong đó là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét. Tuy nhiên, những giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm, phục hồi các sông nội đô, kể cả sông lớn như: Sông Nhuệ, sông Đáy cũng như các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và sông Sét vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất chậm được khắc phục. Đặc biệt, chất lượng nước sông Đáy, Nhuệ vẫn không có dấu hiệu được cải thiện, luôn duy trì ở mức kém hoặc rất kém. Tại các sông ở nội thành như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ, kết quả quan trắc phản ánh tình trạng bị ô nhiễm nặng…

Chú trọng triển khai đồng bộ giải pháp bảo đảm chất lượng môi trường

Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 là Hà Nội sẽ giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.

Đặc biệt, trong dự thảo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định nhiệm vụ về môi trường là nhiệm vụ cấp bách, cần giải quyết triệt để ô nhiễm các dòng sông, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường không khí và giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, úng cục bộ.

Cùng với đó, trong các đột phá cho Hà Nội, đột phá về hạ tầng phải là ưu tiên số 1, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này. Làm sao phải có một chương trình về hạ tầng giao thông đồng bộ cho Hà Nội.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, TP. Hà Nội chú trọng 4 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội cũng sẽ thực hiện đồng thời các giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và các nguồn khác. Kế hoạch cũng đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý các hoạt động đốt rơm rạ…

Để ưang phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp bao gồm cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ô nhiễm không khí cho người dân ứng phó kịp thời; tăng cường sự tham gia của các bên trong quản lý chất lượng không khí thông qua giáo dục - truyền thông, hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là nỗ lực lớn nhằm cải thiện môi trường.

Tuy nhiên, ô nhiễm không khí là vấn đề xuyên biên giới. Thành phố mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ từ các bên liên quan như: Chính quyền, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế... Hà Nội cam kết thực hiện mạnh mẽ các biện pháp trong Kế hoạch quản lý chất lượng không khí với mong muốn xây dựng thành phố xanh, sạch, lành mạnh...

Về vấn đề ô nhiễm các con sông trong nội đô, nhiều giải pháp cải tạo các dòng sông đã được thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bao gồm xây đê, kè bờ, xây đập và cống ngăn, thậm chí cả lấp bớt một phần sông (trường hợp sông Tô Lịch). Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hoá, đặc biệt là sức ép dân số cơ học trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng, dẫn đến các vấn đề và thách thức trong việc quản lý hệ thống sông nội đô…

Mặc dù, thời gian qua, TP. Hà Nội đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thoát nước và cải thiện chất lượng nước 4 con sông nội đô, tuy nhiên, quá trình thực thi, tổ chức điều hành các chương trình, dự án còn thiếu tính chủ động, chưa tích hợp trong xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả hơn từ các nguồn lực xã hội.

Đặc biệt là nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng môi trường chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo, chưa đáp ứng kịp thời so với thực tiễn phát triển của thành phố; nhiều giải pháp về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hệ thống sông nội đô chưa toàn diện và bền vững.

Để giải quyết các vấn đề trên Hà Nội sẽ chú trọng thực hiện các giải pháp đồng bộ: Điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của Thành phố, nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt 4 con sông; đề xuất giải pháp cải tạo chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông, nhằm phục hồi vai trò của hệ thống sông gắn với các giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa và con người, phù hợp và đóng góp cho sự phát triển xanh và bền vững của Thủ đô Hà Nội…

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng môi trường, đầu tư xây dựng nhiều dự án xử lý chất thải, nước thải trong năm 2024 và những năm tiếp theo, chất lượng môi trường ở Thủ đô chắc chắn sẽ được cải thiện theo hướng bền vững, xanh, sạch đẹp.

Thùy Chi

Nguồn thanglong.chinhphu.vn
Link bài gốc

https://thanglong.chinhphu.vn/tap-trung-uu-tien-xu-ly-cac-van-de-de-bao-ve-moi-truong-103240531131707583.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com