Giọt nước mắt mặn chát trên gò má của thầy giáo đau đáu dạy bơi cho trẻ em nghèo

08/07/2019 16:10

MTNN Người thầy giáo ấy đã khóc nhẹ nhàng như một đứa trẻ khi nhớ lại câu chuyện từng suýt đuối nước nhưng được cứu sống bất ngờ và 14 năm đau đáu dạy bơi cho trẻ em nghèo.

Người thầy giáo ấy đã khóc nhẹ nhàng như một đứa trẻ khi nhớ lại câu chuyện từng suýt đuối nước nhưng được cứu sống bất ngờ và 14 năm đau đáu dạy bơi cho trẻ em nghèo.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh, tuổi thơ của thầy Lê Văn Tùng là những chuỗi ngày rong ruổi cùng bè bạn chăn trâu, cắt cỏ trên những cánh đồng làng. Như bao bạn bè cùng trang lứa khác, cậu bé Lê Văn Tùng chẳng xa lạ gì cảnh sông nước, ao hồ nơi vùng quê nắng nóng chẳng bao giờ chịu thua mưa lũ và cũng từ đây cơ duyên đã đẩy cuộc đời anh gắn liền với những đoạn sông, đoạn kênh ngòi của quê hương.

Ai đó vẫn nói “cuộc đời thường bất công” nhưng với thầy Tùng thì cuộc đời là một canh bài thật sự công bằng và logic đến từng câu chuyện. Chính mảnh đất miền Trung chứ không phải bất kỳ nơi nào khác đã tạo nên người thầy giáo chân chất đến ngờ nghệch nhưng lại mang một tâm hồn yêu thương và hồn nhiên đến lạ.

“Con ơi! Cứu nó với…”

Nghe kể nhiều về thầy Tùng dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo nhưng tôi không khỏi bất ngờ khi thầy có mặt trong buổi giao lưu với độc giả báo Gia đình Việt Nam vào sáng ngày 4/7/2019.

“Khi gặp các con sóng ngoài biển hay dòng nước lũ đừng cố chống lại chúng. Phải giữ sức và thuận theo chúng để tìm cách sống sót bởi sức người không thể chống lại được thiên nhiên”

Khác với những gì tôi tưởng tượng về một người thầy phải cao to, vạm vỡ khi thường xuyên bơi lội thì thầy Tùng lại mang dáng vẻ đậm chất miền Trung. Áo sơ mi trắng chỉnh tề của một thầy giáo huyện không đủ để che đi sự mộc mạc cùng làn da cháy rạm ở người thầy có chiều cao dễ nhìn nhưng có phần gầy hơn tôi tưởng tượng.

Tuy nhiên, ở con người đó ngay từ cái nhìn đầu tiên đã gợi lên một sự nhẹ nhàng, chân chất đến ngây ngô. Công việc của một thầy giáo huyện không làm mất đi vẻ hiền lành vốn có của một người sinh ra và lớn lên từ làng.

Kể về ký ức tuổi thơ, dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời khiến anh quyết định làm điều lớn lao cho những đứa trẻ nghèo, thầy giáo Lê Văn Tùng rưng rưng nước mắt và chậm rãi: “Năm 8 tuổi khi đó tôi chưa biết bơi, đã bị đuối nước trong một lần qua sông. Trong cơn tuyệt vọng cùng cực khi cận kề cái chết tôi nghe tiếng kêu lớn của một người phụ nữ gặt lúa bên sông  “con ơi cứu nó với”.

Empty

Những giọt nước mắt đã rơi trên gò má rám nắng của thầy Lê Văn Tùng khi thầy nói về cơ duyên đến với việc dạy bơi cho trẻ em 

Lạ thay, khi đó con bò đã bơi qua đoạn sông tôi đang chới với bỗng quay lại và trong lúc gần chìm khỏi mặt nước tôi đã kịp nắm được đuôi con bò để bơi vào bờ và thoát chết”.

"Ngày 13/11/2007 khi đang dạy ở trường tôi nhận được điện thoại học sinh bị đuối nước. 12 năm dạy bơi bình yên với học sinh đến năm 13 có 2 em học sinh bị đuối nước khiến bản thân tôi thấy day dứt vô cùng"

Chút nghẹn ngào và những giọt nước mắt đã rơi trên gò má cháy sạm của người thầy giáo khi anh nhớ lại: “Thì ra trước đó đoạn sông này đã có một người con gái đuối nước tử vong, chị ấy chính là con của người phụ nữ đã gọi lớn bên sông khi tôi đuối nước”.

Cả hội trường như nín lặng trước câu chuyện của thầy Tùng. Thì ra đó là cơ duyên…

“Tháng 4 mùa câu cá bống bên sông tôi lại chứng kiến 1 người phụ nữ đuối nước ra đi trước sự vô vọng và đau đớn. Lúc đó tôi đã nghĩ giá như mình biết bơi thì có thể chị kia đã không chết...”, thầy Tùng chậm rãi tâm sự.

Đó là những ký ức đau thương đã ám ảnh người con trai ấy suốt những năm tháng tuổi thơ đủ để thôi thúc anh phải học bơi và bơi thật giỏi rồi phải học để sau này giúp được gì đó cho những đứa trẻ quê.

Trở về làng sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm giáo dục thể chất, gánh nặng cơm áo, gia đình đè sát đất nhưng thầy Tùng biết đây chính là lúc anh cần bắt tay thực hiện mơ ước mà anh đã ấp ủ nhiều năm nay: Dạy bơi cho trẻ em quê nhà để tránh những cái chết thương tâm vì đuối nước.

thay tung day boi giadinhvietnam

Thầy Tùng miệt mài và cẩn thận khi hướng dẫn từng động tác bơi cho các em học sinh

Ấy vậy mà 14 năm qua, người thầy giáo ấy đã miệt mài dạy bơi cho trẻ em nghèo trong mỗi dịp hè và đã có hơn 4.000 trẻ em nhờ bàn tay thầy Tùng mà tự tin xuống nước.

Dạy bơi lội là đánh thức kỹ năng đã có

Chia sẻ với độc giả báo Gia đình Việt Nam, thầy Lê Văn Tùng khẳng định, muốn dạy bơi, học bơi trước hết cần hiểu rõ về bản chất của môn thể thao này.

“Tôi không dạy cho bọn trẻ trở thành vận động viên bơi lội mà tôi chỉ dạy cho chúng kỹ năng bơi, kỹ năng cứu người đuối nước. Nhưng để hình thành được những kỹ năng đó cho các em thì điều đầu tiên các em phải hiểu bản chất thực sự của bơi lội”, thầy Tùng nhấn mạnh.

Empty

Ánh mắt ấy bỗng sáng lên đầy hi vọng khi thầy kể về những niềm vui trong việc dạy bơi cho trẻ em nghèo

Theo lý giải của thầy giáo Lê Văn Tùng, kỹ năng phản xạ bơi nằm trong bản năng của bất kỳ loài động vật nào trong đó có con người.

“Nhưng con người sinh ra theo phương thẳng đứng nên phản xạ bơi bị ngủ quên. Dạy bơi chính là đánh thức kỹ năng của các em”, thầy Tùng cho hay.

Chính vì vậy, thầy giáo Lê Văn Tùng cho rằng việc dạy bơi cho các em hoàn toàn không khó và ai cũng có thể học bơi nhưng cần thời gian và điều kiện để thực hiện.

Canh cánh vì điều này nên khi còn công tác ở thành phố người thầy giáo đó đã không có điều kiện để dạy bơi cho các em. Sau này, khi chuyển công tác về quê nơi có nhiều sông hồ, ấp ủ bấy lâu nay của anh mới thực sự được kết nối.

Năm 2005 trung tâm dạy bơi đầu tiên của thầy Lê Văn Tùng bắt đầu hoạt động và rồi không biết từ bao giờ nhà thầy Tùng trở thành điểm tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mỗi dịp hè.

Triết lý “nước nổi bèo nổi – nước trôi bèo trôi”

Nói là vậy nhưng một người từng có kinh nghiệm về bơi lội như thầy Lê Văn Tùng thì anh cũng cho rằng, không phải biết bơi là không bị đuối nước. Thực tế nhiều vụ đuối nước cho thấy, nạn nhân lại chính là những người từng rất giỏi về bơi lội.

Lý giải những điều này, thầy Tùng cho rằng, người bị đuối nước ngoài nguyên nhân khách quan một phần do những nguyên nhân chủ quan từ chính các nạn nhân. Có thể họ thích thể hiện dẫn đến kiệt sức rồi đuối nước hay do họ mang trong mình bệnh lý nhưng chủ quan nên dẫn đến tử vong thương tâm.

“Khi gặp các con sóng ngoài biển hay dòng nước lũ đừng cố chống lại chúng phải giữ sức và thuận theo chúng để tìm cách sống sót bởi sức người không thể chống lại được thiên nhiên”, thầy Tùng nhấn mạnh.

Theo thầy giáo Lê Văn Tùng, khi gặp dòng nước lũ chảy xiết tâm lý ai cùng muốn vào bờ bằng quãng đường ngắn nhất nhưng sức con người có hạn và mong manh nên phải dùng triết lý “nước nổi bèo nổi – nước trôi bèo trôi” đồng thời tri hô kêu cứu để nhờ người khác giúp đỡ.

Empty

14 năm nay người thầy giáo ấy vẫn đau đáu và miệt mài mỗi khi mùa hè đến để dạy bơi cho các em nghèo 

Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó chính là triết lý sống còn mà thầy Tùng đã suýt phải trả giá bằng mạng sống mình để rút ra khi anh bị cuốn trôi theo dòng nước lũ trong một lần cùng hội bạn mãi mê bắt cá và bị lũ cuốn.

Với thầy Tùng, dạy bơi không chỉ là dạy kỹ năng bơi mà quan trọng hơn nữa là dạy các em kỹ năng cứu

Khi gặp dòng nước lũ chảy xiết tâm lý ai cùng muốn vào bờ bằng quãng đường ngắn nhất. Nhưng sức con người có hạn và mong manh nên phải dùng triết lý “nước nổi bèo nổi – nước trôi bèo trôi” và tri hô kêu cứu để nhờ người khác giúp đỡ.

người đuối nước.

Một đám trẻ con đi bơi nếu không được dạy kỹ năng cứu đuối nước rất có thể khi một đứa trẻ bị đuối nước sẽ kéo theo hàng loạt các em khác chết theo khi nhảy xuống cứu bạn. Thực tế những vụ đuối nước thời gian qua đã chứng minh điều này và đó chính là nguyên nhân khiến cho những vụ đuối nước trẻ em đã thương tâm càng trở nên đau thương hơn.

“Tôi mong muốn ngành giáo dục sẽ sớm đưa bộ môn bơi lội vào môn học trong nhà trường để rèn cho các em kỹ năng khi xuống nước, tránh những vụ đuối nước thương tâm”, thầy Tùng nói trong xúc động.

Thiết nghĩ, đó không chỉ là tâm nguyện của một người tâm huyết như thầy Lê Văn Tùng mà cũng là mong muốn chung của nhiều người.

Xã hội phát triển, chúng ta mong muốn được nhìn thấy con em mình hạnh phúc, vui vẻ nên sẽ không có trái tim người cha, người mẹ nào có thể chịu đựng thêm nữa khi chứng kiến thêm những câu chuyện thương tâm vì đuối nước.

“Thầy có việc bận nên lớp học bơi sẽ nghỉ vài ngày…”, đó là thông báo được thầy Tùng đăng lên trang Facebook cá nhân trong những ngày thầy vắng nhà. Ngày mai, khi trở về thầy Tùng sẽ lại tiếp tục công việc dạy bơi cho các em với ước mơ thật giản dị: "Xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn tôi muốn làm điều gì đó vì sự an toàn của các em".

Nhưng một mình thầy Tùng là không đủ. Để các em thực sự có được những kỹ năng và an toàn khi xuống nước sẽ cần rất nhiều, rất nhiều những thầy Tùng và sự chung tay của toàn xã hội.

-> Người thầy chiến đấu với Hà Bá, hơn 12 năm dạy bơi miễn phí cho 4.000 trẻ em nghèo

Con số giật mình về tỷ lệ trẻ em đuối nước ở Việt Nam

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho thấy, giai đoạn 2015-2017, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Năm 2018, tỉ lệ trẻ em bị đuối nước đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 30% học sinh tiểu học và THCS ở Việt Nam biết bơi. Trong khi đó, tỉ lệ đuối nước chiếm 50% các vụ tai nạn tử vong, thương tích ở trẻ em.

Thời gian vàng khi cứu người đuối nước

"4 phút đầu tiên khi cứu người đuối nước được cho là thời gian vàng. Lúc này chúng ta phải tiến hành sơ cứu bằng cách thực hiện 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt, làm liên tục lặp đi lặp lại 5 lần. Khi nạn nhân tỉnh lại thì chuyển ngay đến cơ sở y tế phù hợp nhất", thầy Lê Văn Tùng cho hay.

Thầy Lê Văn Tùng nói về triết lý "nước nổi bèo nổi - nước trôi bèo trôi" để thoát khỏi đuối nước

Null
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com