Đường đi của một số chất thải công nghiệp ở Bình Dương

09/06/2023 22:10

MTNN Với khoảng 61.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong 29 khu, cụm công nghiệp và rải rác ở bên ngoài, tỉnh Bình Dương là địa bàn có số lượng doanh nghiệp thuộc dạng cao nhất nước. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã kéo theo sự tăng trưởng cao về mọi mặt, đem lại nhiều thành tựu cho tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

Tuy nhiên, mặt trái của nó, sự tác động đến môi trường sống từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đem đến nhiều hệ lụy nếu như không quyết liệt ngăn ngừa, xử lý. Đường đi “lắt léo” của chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại ở Bình Dương thật sự là một vấn nạn cần kiên quyết xử lý nghiêm...

Những chuyến xe không biển cảnh báo

Thực hiện kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương về mở đợt cao điểm phối hợp, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực vận chuyển chất thải, khoảng 11h ngày 30/5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra, phát hiện 2 xe tải chứa chất thải công nghiệp lưu thông trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn qua phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) nên tiến hành dừng xe để kiểm tra. Qua kiểm tra xe tải BKS 36C-023.57, cơ quan chức năng phát hiện xe chở chất thải là giấy vụn, bao bì cacton thải với khối lượng khoảng trên 2 tấn; trên xe tải biển số 60C-375.41 chở các chất thải gồm thùng phuy sắt dính hóa chất, thùng thiếc loại dính keo, sơn, nhớt thải, vật liệu thấm hút, lõi nhựa quấn dây kim loại... với khối lượng khoảng 2 tấn. Ghi nhận của đoàn kiểm tra, 2 ô tô trên đang vận chuyển chất thải công nghiệp thông thường nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xe tải chở chất thải không đúng quy định bị Công an tỉnh Bình Dương phát hiện.

Trước đó, vào lúc 16h30 ngày 15/5, tổ tuần tra CSGT TP Tân Uyên phát hiện xe ô tô tải BKS 61C-398.92 chở chất thải có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Tài xế Lê Đình Hậu (SN 1997) cho biết làm việc cho Công ty TNHH Long Trường Sinh (trụ sở ở TP Thuận An, Bình Dương) được công ty giao nhiệm vụ đến công ty TNHH A-Pro (khu công nghiệp Đại Đăng, TP Thủ Dầu Một) để chở chất thải. Bà Tống Thị Nhung, Phó Giám đốc Công ty Long Trường Sinh cho biết có ký hợp đồng thu mua phế liệu, vận chuyển chất thải với Công ty A-Pro. Trung bình từ 7-10 ngày sẽ chở 1 chuyến chất thải cho công ty này. Bà Nhung thừa nhận hai bên thành xe không có dòng chữ “vận chuyển chất thải”, không có tên cơ sở, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, phương tiện không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định...

Cũng vận chuyển chất thải không đúng quy định của Công ty Long Trường Sinh đối với xe tải BKS 61C-429.21 do tài xế Nguyễn Văn Nam điều khiển. Sáng 16/5, anh Nam tiếp nhận chất thải rắn công nghiệp từ Công ty TNHH Timberland (trụ sở ở TP Tân Uyên) rồi vận chuyển đến đường Khánh Bình 71 (TP Tân Uyên) thì bị CSGT dừng xe kiểm tra. Công ty Long Trường Sinh cho biết có ký hợp đồng thu mua phế liệu, thu gom rác công nghiệp với Công ty Timberland. Sau khi lấy rác từ công ty này, xe của Công ty Long Trường Sinh vận chuyển về kho của công ty trên đường Khánh Bình 71, dự kiến đem bán lại cho các đơn vị tái chế nhựa. Tuy nhiên, đơn bị này không cung cấp được hợp đồng chuyển giao với đơn vị có chức năng tái chế nhựa cho đoàn kiểm tra.

Một vụ việc tương tự được phát hiện tại thị xã Bến Cát vào ngày 28/4/2023,tài xế Bùi Duy Thuấn cho biết làm việc cho Công ty CP Môi trường Sao Việt có trụ sở chính ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Được sự phân công của công ty, sáng 28/4, ông đến Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Kaiser (khu công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) để vận chuyển chất thải nguy hại là thùng kim loại dính hóa chất, sơn thải. Đến 11h30 cùng ngày, khi ông Thuấn điều khiển xe chạy trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn phường Thới Hòa (thị xã Bến Cát) thì bị CSGT dừng phương tiện kiểm tra. Ông Thuấn thừa nhận chở chất thải nguy hại nhưng xe tải không có biển cảnh báo “vận chuyển chất thải”, không phủ bạt kín và vận hành thiết bị giám sát hành trình trong quá trình vận chuyển chất thải theo quy định...

Khu vực bị can Hứa Đông chỉ đạo thuộc cấp chôn lấp chất thải.

Nhiều chiêu đối phó, lách luật

Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bình Dương, qua thực tế kiểm tra cho thấy, khá nhiều doanh nghiệp là chủ nguồn thải dùng chiêu đối phó ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý rác thải, nhưng thực tế không giao chất thải cho các đơn vị đã ký hợp đồng mà giao cho các cơ sở thu mua phế liệu đem đi đổ hoặc tự chôn lấp tại công ty để giảm chi phí xử lý. Các đơn vị thu mua phế liệu sau khi nhận rác thải thì cho công nhân phân loại, những loại còn tái sử dụng được thì đem bán, những loại không sử dụng được thì đem đổ vào những bãi đất trống, hầm đất đã khai thác mà không qua bước xử lý nào.

Đối với chất thải nguy hại cũng được ký hợp đồng xử lý hẳn hoi nhưng cuối cũng chất thải cũng được đưa vào vựa phế liệu và đem đi chôn lấp trái phép. Mặt khác, một số đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại, sau khi tiếp nhận chất thải không vận chuyển về nhà máy để xử lý mà tập kết tại một kho chứa (được thuê lại, chưa được đăng ký trong giấy phép) để phân loại, những loại chất thải còn tái sử dụng được sẽ bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (thùng phuy dính dầu mỡ, dầu nhớt thải, linh kiện điện tử...), những loại chất thải không còn giá trị thì mới vận chuyển về nhà máy để xử lý. Quá trình xử lý chưa đúng quy trình này cũng đã gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài.

Đặc biệt, Công an tỉnh Bình Dương còn phát hiện nhiều vụ chôn lấp chất thải nguy hại với quy mô lớn do các doanh nghiệp, cơ sở thực hiện. Những cách làm ăn theo kiểu tàn phá môi trường này không chỉ thể hiện ý thức kém trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp mà còn cho thấy sự quản lý lỏng lẻo (hoặc làm ngơ) của chính quyền địa phương khi để việc chôn lấp chất thải trên diện tích lớn diễn ra trong thời gian dài mà không phát hiện, xử lý...

Nhiều vụ chôn lấp chất thải “khủng” mà cơ quan chức năng phát hiện trong năm 2022 là những điển hình. Ngày 13/9/2022, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bình Dương phát hiện, xử lý một cơ sở sản xuất muối có hành vi chôn lấp, đổ thải hơn 2.100 tấn chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Theo điều tra, cơ sở sản xuất muối trên nằm trên địa bàn ấp 7, xã Tân Long, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do bà Dương Thị Vân (ngụ huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) quản lý, điều hành. Khu vực mà bà Vân dùng để đổ và chôn lấp chất thải rộng 933 m2, được phân thành 9 điểm với 3 điểm chôn chất thải dưới đất và 6 đống chất thải lộ thiên. Cơ quan công an xác định tổng trọng lượng chất thải đổ, chôn lấp tại cơ sở của bà Vân là hơn 2.100 tấn.

Bà Vân cho biết, từ khoảng tháng 9/2020 đến khi bị phát hiện, bà Vân sử dụng chất thải công nghiệp (vải vụn, giấy vụn, simili, băng keo, tem giấy thải, bọc nilon...) để đốt lò sản xuất muối. Số chất thải này bà Vân mua lại từ các tài xế xe tải vận chuyển rác thải cho các công ty sản xuất giấy, giày da trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với chất thải còn ướt không đốt được thì bà Vân cho công nhân chôn lấp hoặc để lộ thiên. Qua kiểm tra, bà Vân không cung cấp được hồ sơ giấy tờ liên quan đến công tác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình chôn, lấp, đổ chất thải.

Trước đó, cũng tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, Cục Phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phát hiện Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) chôn lấp chất thải trái phép quy mô lớn. Bãi chôn lấp có diện tích hàng chục ngàn m2, chứa đủ các rác thải, trong đó có những rác thải nguy hại như thùng phuy đựng hóa chất, bao bì nhiễm dầu... gây ô nhiễm nghiêm trọng cho một con suối gần đó. Sau khi tiếp nhận thụ lý điều tra vụ việc, đầu tháng 5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bị can Hứa Đông (SN 1973, quê Trà Vinh) và Cao Thọ Bình (SN 1982, quê Bến Tre) để điều tra về tội gây ô nhiễm môi trường.

Bị can Hứa Đông bị bắt về hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Hứa Đông là Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh. Từ năm 2018, Hứa Đông đại diện cho công ty này ký kết hợp đồng thu gom, xử lý chất thải với một số công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương và địa bàn lân cận. Đến cuối năm 2020, Hứa Đông chỉ đạo Cao Thọ Bình (là quản lý và tài xế của công ty) cho công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Trà Vinh chôn lấp chất thải là tro bay, xỉ than thu gom được xuống khu đất trống của công ty tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Vụ việc bị lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phát hiện vào ngày 23/8/2022. Qua tiến hành khảo sát, đo đạc, xác định sơ bộ khối lượng chất thải đã chôn lấp tại khu đất đất trên là trên 25.000 tấn chất thải rắn là xỉ than, tro bay...

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Công an tỉnh Bình Dương đã phát động phong trào quần chúng tham gia phát hiện và tố giác hành vi vi phạm đổ, đốt, chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định, nhất là các khu vực có cơ sở phế liệu hoạt động. Tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, nhất là trong công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, lên danh sách các doanh nghiệp có nguồn chất thải lớn, nguy hại khó xử lý; rà soát và thường xuyên bổ sung thông tin, tài liệu phản ánh tình hình của các đối tượng có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, các chủ cơ sở mua bán phế liệu...

Đặc biệt, chú ý đến những địa bàn trọng điểm, khu vực vắng vẻ, ít người qua lại, có sông, suối, ao hồ, các hầm đất đã qua khai thác... nhằm chủ động có những biện pháp, kế hoạch đấu tranh cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc kê khai, đăng ký số lượng chất thải nguy hại phát sinh, giám sát chặt chẽ các đơn vị xử lý chất thải nguy hại nhằm đảm bảo việc xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác trao đổi thông tin với các sở, ban, ngành có liên quan đến công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời, phù hợp. Công an tỉnh Bình Dương cũng đang nghiên cứu xây dựng, chỉnh sửa bổ sung các quy chế phối hợp, đề ra hình thức, nội dung cụ thể, rõ ràng, xác định vai trò của các cơ quan trong quan hệ phối hợp để đảm bảo xử lý triệt để, đồng bộ, mang tính giáo dục, răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Nguồn Theo Mã Hải/cand.com.vn
Link bài gốc

https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/duong-di-cua-mot-so-chat-thai-cong-nghiep-o-binh-duong-i696072/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com