Đua nhau “bóp chẹt” đôi bờ sông Lô, hủy hoại bờ kè quốc gia ở Phú Thọ?

04/07/2019 09:43

MTNN Trong quá khứ sông Lô êm đềm với đôi bờ xanh mướt, đất bồi phì nhiêu, rộng lớn. Nhưng hiện tại nó đang bị “móc ruột” khắp nơi, đôi bờ giờ chỉ còn màu trắng phau của cát.

Trong quá khứ sông Lô êm đềm với đôi bờ xanh mướt, đất bồi phì nhiêu, rộng lớn. Nhưng hiện tại nó đang bị “móc ruột” khắp nơi, đôi bờ giờ chỉ còn màu trắng phau của cát.

Sông Lô trong ký ức lão nông

Trong buổi trao đổi với phóng viên báo Gia đình Việt Nam, ông Nguyễn Văn K. (63 tuổi) một người dân xã Tử Đà, huyện Phù Ninh ngậm ngùi nhớ lại hình ảnh con sông Lô chở đầy ký ức của ông thủa nhỏ.

Theo ông K. sông Lô trong thủa xưa (năm 2000 trở lại đây – PV) là đôi bờ xanh thẳm cây cỏ, 4 mùa hoa màu tốt tươi. “Ngày xưa nhà tôi ở gần sông sau đó chuyển vào giáp đê, bãi sông lúc đó rộng lắm, rộng tới nỗi gia đình tôi trồng 1 hàng ngô gộp lại tính cũng đến 1 sào (360 m2). Khi nước sông cạn bãi sông rộng bát ngát một mầu trắng của cát. Buổi trưa nắng nóng muốn đi ra được bãi bồi bố tôi phải lấy bẹ chuối cuốn vào chân tôi tránh bị bỏng khi vượt qua bãi cát trắng rộng hang trăm mét”, ông K.bùi ngùi nhớ lại.

nguoi dan tu da - giadinhvietnam

Người dân Tử Đà khác bàng hoàng khi chứng kiến con sông hàng ngày bị "phá nát" 

Nhưng từ những năm sau đó, bãi bồi rộng lớn mênh mông trù phú, đất đai mầu mỡ là thế bỗng dưng bị “cát tặc” “moi ruột” từng khúc tan hoang, tiêu điều. Ông K cũng như bao người dân Tử Đà khác bàng hoàng khi chứng kiến con sông gắn bó cả đời mình đang bị “bóp chẹt”, những một vùng đất xanh rì cây cỏ, lần lượt bị “hà bá” nuốt từng mảng nhưng không thể làm gì hơn.

Theo ông K nguyên nhân 1 phần là do đất bãi sông cằn đi, người dân canh tác thưa dần và có lẽ chính người cầm cày đã "bán" những mảnh đất nuôi sống chính họ cho “cát tặc”. Theo ông K. đó là sự bán rẻ “bạc nhược” nhưng có lẽ là điều dĩ ngẫu, bởi nêu để lại đất canh tác thu nhập chẳng bằng món hời của bọn “cát tặc” đưa ra.

Empty

Máy móc phục vụ khai thác sát ngay bờ sông xã Tử Đà, 1 trong số này vẫn đang tiếp tục khai thác.

Tương tự ông K, ông N xã Trị Quận, huyện Phù Ninh cũng chua xót cho biết nhiều năm nay công việc đánh cá trên sông Lô của ông không còn được như trước. Một phần do nguồn cá ở sông đã cạn vì ô nhiễm, một phần do sông bây giờ rộng và sâu nên công việc đánh cá trở nên khó khăn hơn. Gắn bó bến sông, bãi bồi cả đời ai mà không chua xót nhìn dòng Lô ngày 1 rộng ra, đôi bờ Phù – Sơn 2 dải trắng xóa màu cát, tấp nập thuyền phà. Sự đổi thay của đôi bờ sông Lô kéo theo giấc mơ “cát trắng” của các trai làng trong xã Trị Quận vỡ vụn, gia cảnh nợ nần túng quẫn.

“Bao nhiêu ông vỡ mộng vì cát, đầu tư thuyền để khai thác cát nhưng chỉ thời gian sau phải dừng lại ngay vì “luật ngầm”. Đưa thuyền lên bờ mà bán tháo, lỗ chống vó gia đình lâm vào cảnh nợ nần”, ông N kể.

Đua nhau múc cát sập cả bờ kè quốc gia?

Câu chuyện của ông N trùng xuống, kèm theo lời thở dài khi giờ đây phải sống ven bờ sông vì bây giờ tiếng máy múc cát rầm rập suốt ngày dưới sông Lô khiến ông khó chịu. Theo phản ánh của ông N, một số bờ kè quốc gia nằm trên địa bàn xã đang có dấu hiệu bị tụt xuống sông do “cát tặc” lộng hành về đêm, và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tình trạng trên buộc xã Tử Đà không ngoại lệ, những năm gần đây nhiều doanh nghiệp khai thác cát gần bờ khiến đất hoa màu bị sạt lở, bờ kè quốc gia bị xóa sổ.

A1. Pt

Nhiều vị trí kè biến mất. “Hà bá” đang dần “nuốt gọn” dải đất canh tác của người dân xã Tử Đà.

“Trước kia đoạn kè số 1 là điểm mỏ của Công ty Thái Sơn khai thác cát, nhưng do đánh lở bờ kè nên họ rút đi chỗ khác rồi. Hiện tại điểm ở trạm bơm này là của Công ty Tự Lập đang khai thác. Lợi dụng giấy phép nạo vét các doanh nghiệp tạt té vào gần bờ hút cát, vừa rồi nhân dân xã Bình Bộ kéo ra đánh trống để đuổi không cho khai thác. Hiện tại bốn kè của quốc gia thì có kè H1 và H2 bị đổ sập xuống sông do các công ty múc cát quá nhiều và dân bờ”, ông B một người dân khu 4 cho biết.

Qua tìm hiểu của PV, vào năm 2013 Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng) được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát trên sông Lô thuộc địa bàn xã Tử Đà. Nhưng trong quá trình khai thác làm sạt lở đất đai hoa màu của nhiều hộ dân trên địa bàn, khiến người dân bức xúc.

Trao đổi với phóng viên báo Gia Đình Việt Nam, ông Hà Thế Tài – Chủ tịch UBND xã Tử Đà, huyện Phù Ninh cho biết, hoạt động khai thác cát đã ngừng vài tháng nay.

Về thông tin bờ kè sông Lô bị sạt lở, ông Tài cho rằng: “Diện tích bờ kè chỉ lở 1 phần ít đầu kè thôi, một phần nữa là trước đó do dòng chảy mạnh cho nên mất một ít” (?).

Một diễn biến khác, trong một lần trao đổi với báo chí ông Hồ Văn Quyết - Phó Chủ tịch UBND xã này cũng thừa nhận: “Việc sạt lở người dân phản ánh là có, xảy ra xóm Soi Dưới do xuất hiện nhiều tàu cuốc trộm cắp cát sỏi, địa phương chúng tôi cũng đã thành lập tổ đội giám sát và xua đuổi nhưng cũng “bất lực” và chúng tôi cũng đã làm báo cáo gửi lên các cơ quan, ban ngành phía trên để báo cáo và có phương án cụ thể. Còn đối với việc Công ty Cổ phần Thái Sơn khai thác cát trên xã Tử Đà trước đó đã dừng hoạt động được 2 năm, cho đến khoảng tháng 8, 9 năm 2018 UBND tỉnh cho Công ty tiếp tục khai thác tiếp. Việc vị trí kè số 01 và 04 bị sạt lở mất, thì kè số 01 là nằm ngoài phạm vi mỏ khai thác cát của Công ty Cổ phẩn Thái Sơn, việc sạt lở kè 1 bay xuống sông Lô và xuống cả biển báo là do nạn khai thác cát trái phép gây ra. Còn vị trí kè số 04 có nằm trong mỏ của Công ty nhưng không có vấn đề gì”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc!

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]

Null
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com