Động đất ở Kon Tum sẽ kéo dài hàng chục năm

31/07/2024 10:02

MTNN Các trận động đất xảy ra tại Kon Tum là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Hồ chứa tích nước tác động lên đứt gãy gây động đất mạnh

Chiều ngày 30/7, Kon Tum lại tiếp tục hứng 4 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 3.1, nối dài vào 46 trận động đất xảy ra tại đây trong 2 ngày qua. 

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam) cho biết, từ ngày 28 đến 29/7, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 46 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.0; trong đó, trận động đất xảy ra lúc 11 giờ 35 phút ngày 28/7 với độ lớn 5.0; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Đây là trận động đất mạnh nhất từng ghi nhận được ở khu vực này. Trước đó, năm 2022, khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn 4.7.

Dự báo động đất ở Kon Tum còn kéo dài hàng chục năm.

Tính đến hết 16h00 chiều nay (30/7) khu vực này ghi nhận thêm 4 trận động đất khác có độ lớn từ 2.5 đến 3.1. Các trận động đất xảy ra tại Kon Tum những ngày qua là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn. Điều này liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện. Việc phát sinh động đất kích thích phụ thuộc vào nhiều yếu tố hoạt động địa chấn kiến tạo, thủy văn, cần có các nghiên cứu chuyên sâu mới đánh giá được.

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, một số yếu tố liên quan đến động đất kích thích như mực nước hồ chứa, tốc độ tích nước hồ chứa, tổng lượng nước sẽ tác động đến động đất. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này có thể diễn ra sau vài tháng, vài năm nước khi ngấm đủ xuống bên dưới.

Khu vực Kon Tum là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định so với nhiều khu vực trên cả nước, ít ghi nhận hoạt động động đất. Theo số liệu ghi nhận được từ năm 1903-2020, tại tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trong đó, trận lớn nhất có độ lớn 3.9. Từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất kích thích đã xảy ra tại Kon Tum, trong đó có những trận động đất gây rung chấn diện rộng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tại Kon Tum đã xảy ra hơn 170 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.0.

Động đất ở Kon Tum có thể sẽ kéo dài khoảng 10 năm

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, tại Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sơn La; trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài hơn 10 năm với cả nghìn trận. Dự báo động đất kích thích tại Kon Plong sẽ kéo dài trong nhiều năm, có thể là 10 năm sau đó mới ổn định do đặc điểm địa chất khu vực xảy ra động đất, nếu so sánh cùng đặc điểm địa chất với Thủy điện sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam. Động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5.5 độ.

Tuy nhiên, trên thế giới cũng ghi nhận mối liên quan chặt chẽ giữa môi trường địa chất với hoạt động động đất kích thích như tại Ấn Độ, từng ghi nhận động đất kích thích kéo dài gần 40 năm trong môi trường địa chất đá biến chất hay có những nơi động đất kích thích có độ lớn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Huấn, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Tây Nguyên), lo ngại hiện tượng rung chấn như vừa qua cộng với mưa lớn trên địa bàn sẽ gây ra nguy cơ sạt lở, uy hiếp người dân. Theo ông, trong tháng 7 lượng mưa ở Kon Tum tăng đột biến so với trung bình các năm trước, dự báo tháng 8 xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài... Cơ quan chức năng cần cảnh báo sớm về động đất, hiện tượng thiên nhiên bất thường cho người dân vùng tâm chấn nói riêng và khu vực Tây Nguyên kịp phòng tránh.

TS Nguyễn Xuân Anh cho biết, tại khu vực Kon Plong, chúng tôi đã hoàn thiện hệ thống quan trắc động đất với 11 trạm. Một đề tài nghiên cứu về động đất kích thích trong khu vực đã được phê duyệt và triển khai. Đây sẽ cơ sở để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến động đất kích thích ở khu vực này.

Động đất ở Kon Tum sẽ còn tiếp diễn và gây ảnh hưởng đến ở khu vực đông dân cư và công trình trọng điểm, nhất là vùng tâm chấn. Cơ quan chức năng cần cập nhật thường xuyên để đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho các loại công trình từ trọng điểm, khu dân cư…

Viện Vật lý Địa cầu sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực tỉnh Kon Tum và lân cận. Bên cạnh đó, Viện sẽ thông báo kịp thời về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Hiện nay, Việt Nam đã có mạng lưới trạm quan trắc động đất từ độ lớn 3.5 trở lên. Các chuyên gia Việt Nam cũng đã xây dựng được bản đồ đánh giá nguy hiểm động đất tỷ lệ 1/1 triệu. Tuy nhiên, theo thông lệ thế giới, các quốc gia thường cập nhật số liệu mới sau 5-7 năm; đồng thời, đưa ra những phương pháp luận mới về xây dựng đo đạc, bản đồ.

Quảng Ngãi ra công văn chỉ đạo hỏa tốc ứng phó với động đất

Ngày 30/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn hỏa tốc gửi các sở, ngành, địa phương chủ động ứng phó với tình hình động đất trong thời gian qua. Trước đó, trong các ngày 28 và 29/7 tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum)-địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi- liên tục xảy ra nhiều trận động đất. Đặc biệt, trận động đất lúc 11 giờ 35 phút ngày 28/7 với cường độ 5,0 độ Richter, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 ở khu vực tâm chấn và vùng lân cận.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, dư chấn của động đất này đã gây rung lắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, nhất là người dân tại các huyện miền núi gần khu vực tâm chấn như Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương thông tin kịp thời về động đất và dư chấn; hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho người dân trong vùng ảnh hưởng, tránh tâm lý hoang mang.

Tô Hội

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/dong-dat-o-kon-tum-se-keo-dai-hang-chuc-nam-169240730204743381.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vì sao mùa mưa lũ năm nay phức tạp, khó lường?

Mùa mưa lũ năm nay ở miền Bắc đang diễn ra khốc liệt hơn. Ngay trong tháng 7 này, mưa, bão lũ liên tục khiến hàng chục người thiệt mạng. Dự báo tháng 8 tiếp tục là cao điểm mưa lũ ở miền Bắc.

Bạn đọc quan tâm

Kon Tum hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7

Sau 5 trận động đất liên tiếp sáng nay, Kon Tum lại hứng thêm 8 trận động đất trong tối ngày 28/7 nâng tổng số trận động đất xảy ra ở đây là 13 chỉ trong 1 ngày. Đáng nói, trận động đất lớn chưa...

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com