Vi khuẩn ăn thịt người Vibrio nguy hiểm như thế nào?
Tại Úc, bệnh lở loét Buruli, còn được gọi Bairnsdale, phát hiện lần đầu tiên ở thị trấn East Gippsland, bang Victoria vào những năm 1930.
Theo trang news.com.au, vi khuẩn này hoạt động mạnh nên tốc độ lây lan tại các ổ bệnh rất nhanh. Giáo sư Paul Johnson, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, khuyên mọi người nên hết sức cảnh giác bệnh lở loét Buruli.
Úc không là quốc gia phát triển duy nhất đối mặt hiểm họa từ vi khuẩn “ăn thịt người”. Nước Mỹ đang chứng kiến sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio, có thể xâm nhập vào cơ thể người chỉ qua một vết thương nhỏ.
Vibrio cũng có thể gây tiêu chảy nặng, kèm theo đau bụng, buồn nôn, sốt và rét run. Chúng thường sống trong nước biển ở những vùng có khí hậu ấm áp.
Kênh Fox News dẫn trường hợp cậu bé Dakarai Moore, 12 tuổi, sống ở bang Michigan (Mỹ) bị mất gần hết chân trái do vi khuẩn “ăn thịt người”.
Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng thêm những căn bệnh do vi khuẩn ăn thịt người gây ra ( NEWS CORP AUSTRALIA)
Mẹ của Dakarai kể em bị sốt và than đau chân nên được đưa đến bệnh viện. Vài ngày sau khi nhập viện, Dakarai được chẩn đoán bị hoại tử, gần hết chân trái của em không thể cứu được. “Điều đau lòng nhất của tôi từng làm từ trước đến nay trong đời là ký giấy cắt cụt chân con trai” - cha của Dakarai chua xót.
Cách đây không lâu tại Mexico, một người đàn ông 31 tuổi đã tử vong do đi bởi sau khi xăm hình và nguyên nhân đó chính là bị phơi nhiễm với một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus. Còn tại Mỹ, vi khuẩn vibrio gây ra khoảng 100 ca tử vong mỗi năm. Nó cũng gây ra khoảng 80.000 trường hợp bệnh - 52.000 trong số đó là do ăn hải sản bị ô nhiễm như hàu sống.
Biến đổi khí hậu sẽ làm "bùng nổ" sự sinh sôi của vi khuẩn ăn thịt người Vibrio
Theo Live Science, vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh trong vùng nước biển ấm áp, ven biển và thường gây nhiễm các loài hải sản có vỏ được tiêu thụ rộng rãi như hàu.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ bề mặt biển và gia tăng mực nước biển khiến nhiễm trùng Vibrio trở nên phổ biến hơn. Khi nước ấm và dâng cao hơn đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây chết người này phát triển mạnh mẽ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 70 loại Vibrio, trong đó có 12 loại được công nhận là gây bệnh cho người. Nhưng chỉ có 2 trong số 12 loại đó là tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn cho những người tắm biển và ăn hải sản có vỏ đó là: Vibrio Vulnificus và Vibrio Parahaemolyticus.
Nhà vi sinh vật biển tại Trung tâm Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản ở Anh Baker-Austin giải thích thêm, biến đổi khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Ví dụ, ông cho biết sau cơn bão Katrina tại Mỹ năm 2005, có rất nhiều nước biển và nước ngọt trộn lẫn với nhau và mọi người phải lội qua nó. Do đó, đã có một sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiểm khuẩn Vibrio trong khu vực.
Nhiệt độ biển cũng ấm hơn ở những nơi có vĩ độ cao hơn, có nghĩa là phạm vi địa lý của Vibrio có khả năng mở rộng. Reece nói: "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra rằng khi thời tiết nóng lên, nhiễm khuẩn Vibrio sẽ xảy ra ở những khu vực mà trước đây ta chưa biết".
-> Phát hiện thêm 44 hang động nguyên sơ ở Phong Nha - Kẻ Bàng