5 đảo ở Thái Bình Dương biến mất hoàn toàn do nước biển dâng
Được biết, đây là những hòn đảo hoang không có cư dân sinh sống mà chỉ là nơi ghé qua của những ngư dân.
Tuy nhiên, hai trong số 5 hòn đảo đã bị cuốn trôi một phần xuống biển, các nhà nghiên cứu tìm thấy toàn bộ những ngôi làng đã bị phá hủy và người dân buộc phải di dời chỗ ở.
Họ cũng cho biết, 1 hòn đảo khác mang tên Nuatambu là nơi cư ngụ của 25 gia đình nhưng hiện chỉ còn một nửa diện tích sinh sống và 11 ngôi nhà cũng đã biến mất.
Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương (Ảnh Guardian)
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh theo thời gian và hình ảnh vệ tinh chụp các hòn đảo từ năm 1947 cũng như các kiến thức và carbon phóng xạ cho các loại cây và thấy rằng, các hòn đảo đã biến mất hoàn toàn hoặc bị bào mòn nghiêm trọng do nước biển dâng.
Quần đảo Solomon là một quốc gia với dân số 640.000 nguời, được tạo thành từ hàng trăm hòn đảo và nằm khoảng 1.000 dặm về phía Đông Bắc của Australia.
Lời cảnh tỉnh toàn nhân loại về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu
Ngoài ra, mực nước biển dâng và sóng lớn gây xói lở cũng là nguyên nhân khiến 6 đảo san hô khác ở Solomon đang bị xói mòn nghiêm trọng. Từ năm 2011-2014, đã có ít nhất 10 ngôi nhà bị cuốn trôi ra biển.
Nghiên cứu cũng cho biết việc tái định cư bộc phát của người dân cũng đang là vấn đề rất nghiêm trọng.
Một số cư dân trên đảo Nuatambu đã di chuyển đến các đảo láng giềng hoặc các hòn đảo núi lửa cao hơn, những cư dân khác lại buộc phải rời khỏi đảo Narato, nơi bắt đầu chứng kiến sự xâm lấn của nước biển.
Sirilo Sutaroti, 94 tuổi di cư từ đảo Narato cho biết: “Nước biển đã bắt đầu xâm chiếm đất liền, chúng tôi buộc phải di chuyển lên đỉnh đồi và xây lại những ngôi làng đã bị cuốn trôi”.
Theo nhà khoa học Albert thuộc đại học Queensland, quần đảo Solomon đang được coi là điểm nóng của tình trạng nước biển dâng cao hơn trung trình gấp ba lần. Hiện các nhà khoa học đang theo dõi 33 hòn đảo khác ở Thái Bình Dương.
Hiện tượng nước biển dâng chỉ đang gây ra những sự hủy diệt tại một số địa điểm nhất định, nhưng đó cũng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến việc tái định cư của người dân trong tương lai gần.
Hiện tại, những gì đang diễn ra tại Solomon là một thông điệp đáng lo ngại về biến đối khí hậu và nuớc biển dâng không chỉ đối với những người dân ven biển mà còn đối với hầu hết các thành phố lớn gần sông, biển.
Hòn đảo ở Mỹ này cũng đang dần biến mất như hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu (Nguồn: VTC14)
-> Các nhà khoa học kêu gọi tránh xa các hạt lấp lánh để bảo vệ môi trường