Liên Hợp Quốc cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng khoảng 1 triệu loài

17/07/2025 20:47

Sự suy giảm nhanh chóng của các loài, hệ sinh thái bị tàn phá và tốc độ tuyệt chủng gia tăng đang đe dọa cân bằng tự nhiên và tương lai của nhân loại. Trước thực trạng trên, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã đưa ra cảnh báo về việc có khoảng 1 triệu loài đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng.

Theo lời ông Guterres: “Đa dạng sinh học là nền tảng của sự sống và là trụ cột của phát triển bền vững. Thế nhưng nhân loại đang tàn phá nó với tốc độ chưa từng có, do ô nhiễm, khủng hoảng khí hậu, phá hủy hệ sinh thái và lối sống tiêu dùng ngắn hạn, thiếu bền vững”, ông nhấn mạnh.

Thông điệp trên được đưa ra nhân Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học năm nay, trong bối cảnh tốc độ suy thoái của thế giới tự nhiên đang diễn ra nhânh chóng. Tổng Thư ký cũng cảnh báo rằng không quốc gia nào, dù giàu có hay hùng mạnh, có thể tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng này, hay có thể phát triển thịnh vượng nếu thiếu đi sự phong phú sinh học vốn làm nên sự sống trên Trái đất.

(Ảnh minh hoạ). 
Đặc biệt, hiện có khoảng một triệu loài đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng; 75% hệ sinh thái trên đất liền và hai phần ba môi trường biển đã bị con người tác động nghiêm trọng. Nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, ít nhất 8 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, ông Guterres kêu gọi các quốc gia nhanh chóng triển khai Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal - thỏa thuận lịch sử nhằm chặn đứng và đảo ngược suy giảm sinh học vào năm 2030.

Việc này bao gồm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia, tăng tài chính cho bảo tồn thiên nhiên, loại bỏ các khoản trợ cấp gây hại, cũng như hỗ trợ cộng đồng địa phương, người dân bản địa, phụ nữ và thanh niên. Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, đa dạng sinh học là điều kiện để đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế, sức khỏe và khả năng thích ứng với khí hậu. Có khoảng 3 tỷ người đang phụ thuộc vào cá làm nguồn cung cấp 20% lượng protein động vật, và 80% dân số nông thôn tại các nước đang phát triển dựa vào dược liệu có nguồn gốc thực vật.

Trong khi đó, việc phá hủy môi trường sống tự nhiên đang làm gia tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người – một yếu tố then chốt trong sức khỏe toàn cầu. “Chỉ khi sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững, nhân loại mới có thể tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả,” ông Guterres kêu gọi, đồng thời nhấn mạnh chủ đề năm nay của Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học đó là “Cùng sống hòa hợp với thiên nhiên”.

 

Vân Hạnh

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/lien-hop-quoc-canh-bao-ve-nguy-co-tuyet-chung-khoang-1-trieu-loai.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bảo vệ nghiêm ngặt quần đảo Cát Bà, gìn giữ giá trị đa dạng sinh học

Quần đảo Cát Bà tiếp tục được thành phố Hải Phòng áp dụng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhằm gìn giữ hệ sinh thái rừng, biển đặc hữu và đa dạng sinh học quý hiếm. Với vai trò là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Cát Bà trở thành trọng điểm trong chiến lược bảo tồn thiên nhiên.

Bảo vệ các hệ sinh thái tại Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) sở hữu tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như rạn san hô, rong cỏ biển... Việc triển khai hiệu quả các giải pháp bảo vệ các hệ sinh thái tạo tiền để để phát triển du lịch tại đặc khu này.

Đà Nẵng: Giám sát chặt hoạt động khai thác khoáng sản cát sỏi

Đà Nẵng tập trung giám sát và khai thác hiệu quả tiềm năng khoáng sản cát sỏi nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị. Thành phố đặt mục tiêu vừa đảm bảo nguồn cung vật liệu ổn định, vừa tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quảng Ninh tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản bản địa quý hiếm. Tỉnh chú trọng quản lý khai thác, bảo vệ sinh cảnh tự nhiên và phát triển các mô hình bảo tồn tại chỗ. Những nỗ lực này góp phần giữ gìn đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững.