Dịch bệnh đậu mùa khỉ gia tăng tại khu vực châu Phi

03/06/2025 09:24

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu yêu cầu Ethiopia triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh đậu mùa khỉ tại miền Nam nước này, ngăn chặn nguy cơ lây lan qua biên giới.

Ethiopia vừa báo cáo ca đậu mùa khỉ đầu tiên hôm 25/5, khi một trẻ sơ sinh 21 ngày tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính tại Moyale, gần biên giới Kenya. Bộ Y tế Ethiopia thông báo số ca bệnh hiện đã tăng lên 6, trong đó 3 ca bệnh mới được xác nhận.

CDC châu Phi yêu cầu các quốc gia triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ. 

Trong khi đó, tại khu vực Tây Phi, Liberia cũng đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể các trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Viện Y tế Công cộng Quốc gia Liberia (NPHIL) báo cáo đang có 767 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh với 75 ca đang phải điều trị (tính đến ngày 29/5), tăng mạnh so với 25 ca được báo cáo trong tuần trước đó. Tính từ tháng 1/2024, NPHIL đã ghi nhận tổng cộng 134 ca mắc được xác nhận và 765 trường hợp nghi ngờ. 

CDC châu Phi kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tăng nguồn cung cấp vaccine đậu mùa khỉ vì các ca bệnh tiếp tục gia tăng trên khắp Tây Phi. CDC châu Phi hiện chỉ có 219.000 liều vaccine do Chính phủ Mỹ tài trợ, trong khi đây là loại vaccine rất tốn kém với giá khoảng 65 USD/liều. CDC châu Phi ước tính từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ cần khoảng 6,4 triệu liều vaccine.

Tính trên toàn châu Phi, từ đầu năm ngoái đến nay đã có 139.233 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 34.824 ca đã được xác nhận và khoảng 1.788 ca tử vong.../.

 

 

Thu Vân

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/dich-benh-dau-mua-khi-gia-tang-tai-khu-vuc-chau-phi.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Cục Địa chất và Khoáng sản sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản trị ngành, lĩnh vực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.