Cùng hành động, chấm dứt lao động trẻ em

13/06/2024 09:30

Từ năm 2002, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã chọn ngày 12-6 hàng năm là Ngày Thế giới chống lao động trẻ em, với mục đích vận động người dân trên thế giới quan tâm đến vấn đề lao động trẻ em và cùng hành động xóa bỏ tình trạng này.

Thông điệp của năm nay là “Chung tay hành động vì cam kết của chúng ta: Chấm dứt lao động trẻ em!”.

Theo báo cáo của ILO, nhiều cuộc xung đột trên thế giới đang có xu hướng lan rộng thêm, trong khi Trái đất ngày một nóng lên, đi kèm với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán đã và đang đẩy các gia đình vốn đã nghèo lại càng dễ bị tổn thương hơn, trẻ em buộc phải làm việc nhiều thêm. Theo ILO, hiện có khoảng 63 triệu bé trai và hơn 97 triệu bé gái phải gồng mình trước gánh nặng mưu sinh.

Theo trang theworldcounts.com, thế giới hiện có khoảng 218 triệu lao động trẻ em, trong độ tuổi 5-17. Trong số đó, 152 triệu trẻ là nạn nhân của lao động trẻ em, gần 50% phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm hoặc bị bóc lột.

Trong bối cảnh năm 2024, thế giới kỷ niệm 25 năm thông qua Công ước số 182 của ILO về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và chỉ còn 1 năm nữa là đến thời hạn đạt được mục tiêu 8.7 trong chương trình nghị sự Phát triển bền vững của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức vào năm 2025, thực trạng đáng buồn trên nhắc nhở nhân loại về nghĩa vụ đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội phát triển hết tiềm năng thể chất và tinh thần.

VIỆT LÊ
Nguồn www.sggp.org.vn
Link bài gốc

https://www.sggp.org.vn/cung-hanh-dong-cham-dut-lao-dong-tre-em-post744359.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lần đầu thí điểm tạo tín chỉ carbon từ trồng lúa

Ngày 11-6, ông Trịnh Đức Toàn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ cho biết, đơn vị phối hợp với Công ty Green Carbon INC đang thực hiện chương trình nâng cao đời sống nông dân thông qua việc tạo tín chỉ carbon từ trồng lúa. Đây là lần đầu tiên chương trình này được thí điểm tại tỉnh Nghệ An cũng như tại Việt Nam.

Nỗ lực bảo tồn nguồn gene quý của các loài động thực vật

Trong nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các nhà khoa học, cán bộ của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đang ngày đêm cần mẫn, miệt mài nghiên cứu, xây dựng bộ sưu tập mẫu vật sống, bảo tồn nguồn gene quý của các loài động thực vật.