Chính thức thành lập TP Huế trực thuộc trung ương

30/11/2024 09:27

Sáng 30/11, với đa số phiếu đồng ý, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập TP Huế trực thuộc trung ương.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Từ ngày này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi TP Huế.

Ảnh minh họa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc TP Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với Nghị quyết này.

Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND TP Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương.

Chủ tịch UBND TP Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời.

UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định của pháp luật và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.

Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn TP Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn www.baogiaothong.vn
Link bài gốc

https://www.baogiaothong.vn/chinh-thuc-thanh-lap-tp-hue-truc-thuoc-trung-uong-192241130084051814.htm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải quyết hài hòa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội đã giải quyết cơ bản hài hòa, hợp lý giữa công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội trong không gian đô thị. Tuy nhiên, cần tuyên truyền, xây dựng cơ chế hợp tác, chung tay giữa cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phát triển bền vững rừng với nhiều cách làm sáng tạo

Phát triển rừng bền vững là bài toán đặt ra với nhiều địa phương có địa hình phức tạp. Tuy nhiên phát triển rừng gắn với sinh kế, tạo lập những không gian văn hóa mới là cách làm nhiều địa phương đang hướng tới.