Thưởng Tết 2025 tại Thừa Thiên Huế cao nhất hơn 300 triệu đồng

27/12/2024 14:28

Mức thưởng Tết 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế cao nhất là hơn 300 triệu đồng rơi vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có mức thưởng Tết 2025 cao nhất là hơn 300 triệu đồng.

Ngày 26/12, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết báo cáo tình hình lương, thưởng Tết từ 145 doanh nghiệp.

Cụ thể, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 42 triệu đồng; mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 303 triệu đồng. Ở khối này, mức thưởng thấp nhất Tết Dương lịch là 100 ngàn đồng và Tết Nguyên đán là 500 ngàn đồng.

Ở khối doanh nghiệp dân doanh có mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 4,8 triệu đồng; mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất 200 triệu đồng. Mức thưởng thấp nhất tương ứng 2 dịp Tết là 100 ngàn đồng và 500 ngàn đồng.

Tại khối doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 15 triệu đồng; mức thưởng Tết Nguyên đán là 110 triệu đồng. Mức thưởng Tết thấp nhất lần lượt là 300 ngàn đồng và 700 ngàn đồng.

Cuối cùng, ở khối doanh nghiệp TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là 24,1 triệu đồng; thưởng Tết Nguyên đán là 21,5 triệu đồng. Mức thưởng Tết thấp nhất lần lượt là 500 ngàn đồng và 300 ngàn đồng.

Nguồn giaoducthoidai.vn
Link bài gốc

https://giaoducthoidai.vn/thuong-tet-2025-tai-thua-thien-hue-cao-nhat-hon-300-trieu-dong-post713677.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chương trình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cam Lâm: Hiệu quả từ mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản

Năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn huyện Cam Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, thông qua việc hỗ trợ sinh kế, hàng trăm con bò sinh sản đã được trao đến tay người dân. Tiếp thêm sức mạnh, trợ lực kịp thời cho các hộ khó khăn trên hành trình thoát nghèo bền vững và từng bước ổn định về kinh tế.

Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059. Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát sẽ để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh, chính trị.