Khánh Hòa: Tổng rà soát, phân loại, đánh giá các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

20/05/2025 10:30

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành văn bản số 5402/UBND-NC và KSTT chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó, Công an tỉnh chủ trì phối hợp các sở, ngành tổ chức tổng rà soát, thống kê, phân loại, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm.

Ảnh minh họa

Theo nội dung văn bản: Trong những năm gần đây, dưới áp lực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, sức ép cạnh tranh trong quá trình sản xuất, tình hình ô nhiễm môi trường và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang có những diễn biến phức tạp (từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2024, lực lượng Công an đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 33 trường hợp với tổng số tiền phạt 4,978 tỷ đồng); trong đó, hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường có đặc điểm như: Không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận hành, vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý nước thải theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; lắp đặt các đường ống, lợi dụng trời mưa để xả thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước hoặc sông; vi phạm các quy định về xả nước thải vượt quy chuẩn về môi trường; vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại).

Để tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tinh Khánh Hòa trong thời gian tới; xét Tờ trình số 3796/CAT-CSKT(Đ1) ngày 27/4/2025 của Công an tỉnh, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

UBND tỉnh đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo công an các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo huy động các cấp, các ngành tham gia giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và chủ động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường. Triển khai thực hiện đa dạng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến về tình hình, phương thức, thủ đoạn của các hành vi gây ô nhiễm môi trường...

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, trước mắt, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh mở đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường năm 2025. Chủ động triển khai và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt, hiệu quả cao điểm về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường. Tập trung tổng rà soát, phát hiện, thống kê, phân loại, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường; tổ chức kiểm tra, xử lý và giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường, nhất là các cơ sở, khu vực, địa điểm có phát thải/chứa chất thải nguy hại, không để tồn tại, kéo dài gây bức xúc trong dư luận.

Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định. Chủ động rà soát, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về bảo vệ môi trường; xử lý chất thải nguy hại... không còn phù hợp với thực tiễn. Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, từ đó kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả…

Trong những năm gần đây, dưới áp lực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và sức ép cạnh tranh trong quá trình sản xuất, tình hình ô nhiễm môi trường và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có những diễn biến phức tạp. Từ ngày 15-12-2022 đến ngày 14-12-2024, lực lượng Công an đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 33 trường hợp, với tổng số tiền phạt là 4,978 tỷ đồng.

Các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường có đặc điểm như: không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý nước thải theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; lắp đặt đường ống và lợi dụng thời điểm mưa để xả thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước hoặc sông, suối; vi phạm các quy định về xả nước thải vượt quy chuẩn môi trường; vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn (bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại).

Việc UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo quyết liệt các giải pháp rà soát, xử lý ô nhiễm môi trường thể hiện quyết tâm của chính quyền trong việc bảo vệ môi trường sống, hướng đến phát triển kinh tế – xã hội bền vững, hài hòa với thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Xuân Mùi
Nguồn congnghiepmoitruong.vn
Link bài gốc

https://congnghiepmoitruong.vn/khanh-hoa-tong-ra-soat-phan-loai-danh-gia-cac-co-so-co-nguy-co-gay-o-nhiem-moi-truong-15063.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Siết chặt kiểm soát, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường nước đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất. Do đó, tỉnh Bến Tre và cơ quan chức năng đang tập trung siết chặt kiểm soát, đẩy mạnh xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm, từng bước khôi phục và bảo vệ chất lượng nguồn nước.