Thực phẩm 'làm từ không khí' có thể cạnh tranh với đậu nành

20/11/2019 19:15

Các nhà khoa học Phần Lan đang bắt tay thực hiện ý tưởng sản xuất protein từ vi khuẩn đất, được nuôi bằng hydro tách ra khỏi nước bằng điện với quy trình sản xuất thực phẩm hầu như không có khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo BBC, 2 năm nữa, công ty khởi nghiệp Solar Food ở Phần Lan sẽ khởi động sản xuất protein nhân tạo. Theo ước tính sơ bộ, một kg bột protein bão hòa dinh dưỡng đến mức nó có thể cung cấp cho 7 - 10 người với định mức hàng ngày của họ với các chất cần thiết.

Các nhà khoa học Phần Lan với ý tưởng sản xuất protein "từ không khí", cho biết họ sẽ khởi động sản xuất hàng loạt vào năm 2022. Tuy nhiên, họ tự tin rằng trong vòng 10 năm, sản phẩm của họ sẽ cạnh tranh được với giá đậu nành. Họ sản xuất sản phẩm của mình từ vi khuẩn đất, được nuôi bằng hydro, tách ra khỏi nước bằng điện. Các nhà khoa học nói rằng nếu điện được sản xuất bằng cách sử dụng mặt trời và gió thì quy trình sản xuất thực phẩm có thể với lượng khí thải nhà kính gần như bằng không.

Các nhà nghiên cứu sử dụng điện phá vỡ các phân tử hơi nước - đây là cách hydro được hình thành. Carbon dioxide trở thành nguồn carbon và cùng với kết quả của phản ứng này cho phép vi khuẩn thu được từ đất sinh sôi nảy nở - kết quả là thu được được protein, chất béo và carbohydrate.

Hiện tại, công ty chưa đưa vào sản xuất hàng loạt ngay cả trong chế độ thử nghiệm và năng lực của họ mới đủ để tạo ra một kg bột. Thành phần của bột bao gồm 50-60% protein, 5-10% chất béo và 20-25% carbohydrate.

Các nhà nghiên cứu tin rằng protein được sản xuất bằng quá trình lên men chính xác sẽ rẻ hơn khoảng 10 lần so với protein động vật. Theo BBC, nếu ý tưởng của các nhà khoa học Phần Lan được thực hiện, có thể giúp thế giới giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Hiện tại, họ đang gây quỹ để mở rộng nhà máy thí điểm của Solar Food ở ngoại ô Helsinki. Họ cho biết đã thu hút được 5,5 triệu euro đầu tư, và dự đoán rằng chi phí của họ sẽ tương đương với chi phí sản xuất đậu nành vào cuối thập niên này - thậm chí đến năm 2025, tất cả còn tùy thuộc vào giá điện.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàn Quốc tham vọng bao phủ các tòa nhà công cộng bằng các tấm pin mặt trời

Tại Hàn Quốc, năng lượng truyền thống sẽ sớm phải nhường chỗ cho các nguồn năng lượng tái tạo khi đến năm 2040, nước này sẽ nhận được 35% điện từ các nguồn tái tạo; và tất cả các tòa nhà công cộng ở thủ đô và 1 triệu tòa nhà dân cư sẽ được trang bị các tấm pin mặt trời, giúp giảm 0,5 triệu tấn khí thải carbon dioxide.

Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh ung thư

Theo các chuyên gia về ung thư nổi tiếng thế giới, từ trước đến nay, khoa học chỉ nghiên cứu về vai trò của vi rút trong việc gây ra một số dạng ung thư mà ít đề cập đến vi khuẩn khi nhiễm trùng dẫn đến nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư ruột kết, phổi, dạ dày, gan và tuyến tụy. Trong những trường hợp này, nguyên nhân chính gây ung thư là tình trạng các cơ quan nội tạng bị viêm mạn tính.

Úc nghiên cứu bào chế vắc xin ngừa bệnh dại hiệu quả

Lần đầu tiên nhà khoa học Úc phát hiện một loại protein đặc biệt do vi rút dại tạo ra, liên kết với protein tế bào có tên là Stat1, ngăn chặn cơ chế chính của phản ứng miễn dịch. Phát hiện này cho phép tạo ra một phiên bản sửa đổi của vi rút dễ bị tổn thương với đòn tấn công của hệ miễn dịch để bào chế một loại vắc xin sống mới, an toàn và hiệu quả hơn.