Phát hiện loại kháng sinh mới trong rừng nhiệt đới

29/10/2019 13:52

Nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại kháng sinh do vi khuẩn có trong đất sản sinh ra từ rừng nhiệt đới Mexico, có thể giúp tạo ra lợi khuẩn thực vật, cũng như giúp tổng hợp một số hợp chất lợi khuẩn mới.

Theo Nature Communications, một nhóm khoa học gồm các nhà nghiên cứu Nga, Mỹ và Pháp đã phát hiện ra một loại kháng sinh do vi khuẩn có trong đất sản sinh ra từ ​​rừng nhiệt đới Mexico. Một loại thuốc mới có thể giúp tạo ra lợi khuẩn thực vật, cũng như giúp tổng hợp một số hợp chất lợi khuẩn mới.

Probiotic là các chất bảo đảm các điều kiện cho hoạt động bình thường của hệ vi sinh vật ở người cũng có thể hữu ích cho cây trồng, giữ cho chúng khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Một loại kháng sinh mới có tên phazolicin giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ thống rễ của cây họ đậu.

Các nhà khoa học hy vọng loài vi khuẩn mới được phát hiện có thể được sử dụng như vi khuẩn có nguồn gốc thực vật, vì phasolycin sẽ ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây bệnh trong hệ thống rễ của cây trồng.

Kháng kháng sinh là một vấn đề rất lớn cả trong y học và nông nghiệp.Tiếp tục tìm kiếm kháng sinh mới là rất quan trọng, vì chúng có thể là chìa khóa để tạo ra các loại thuốc kháng khuẩn trong tương lai.

Loài vi khuẩn sản sinh ra phazolicin thuộc chi Rhizobium và chưa được khoa học mô tả. Nó được tìm thấy trong một khu rừng nhiệt đới ở miền Nam bang Veracruz trong đất và rễ của cây đậu hoang Phaseolus Vulgaris. Vì vậy, mới có tên gọi của loại kháng sinh mới là phazolicin.

Giống như các Rhizobium khác, vi khuẩn sản sinh phazolicin hình thành các nốt sần trên rễ của cây họ đậu và cung cấp cho chúng nitơ, khiến chúng phát triển ổn định hơn. Nhưng không giống như các vi khuẩn khác thuộc chi này, nó cũng bảo vệ thực vật khỏi các vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với phazolicin.

Bằng cách phân tích thông tin sinh học, các nhà khoa học dự đoán sự tồn tại của phasolycin và sau đó xác nhận điều này trong phòng thí nghiệm. Họ đã chỉ ra cấu trúc nguyên tử của loại kháng sinh mới và tìm ra cơ chế hoạt động của nó, có liên quan đến sự phá hủy ribosome ở vi khuẩn.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiens

Sau khi tiến hành phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác.

Đề án 844 - Én xanh tiên phong hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) đã chính thức được vinh danh trong Hạng mục giải thưởng - Én Xanh tiên phong “Sáng kiến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng”.