Máy đo đường huyết: Chỉ kẹp trên tai, không cần lấy máu

10/10/2019 02:15

Thiết bị nhỏ kẹp trên dái tai do một nhà khoa học Nga phát triển giúp đo nồng độ đường trong máu qua mức độ máu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng, loại trừ việc lấy máu gây đau đớn cho bệnh nhân.

Theo IA REGNUM, Vladimir Kozlov, nhà khoa học trẻ người Nga đã phát triển một máy đo đường huyết độc đáo cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, không cần chọc thủng da, chỉ đeo như một chiếc kẹp trên tai.

Nhà sinh lý học, tốt nghiệp Đại học vật lý và công nghệ Moscow (MIPT) và Đại học y khoa mang tên Sechenov,Vladimir Kozlov đã đề xuất một cách mới để xác định nồng độ glucose trong máu qua mức độ máu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng.

Theo đó, nồng độ glucose trong máu càng cao, mức độ hấp thụ ánh sáng cũng càng cao. Thiết bị được gắn dưới dạng một chiếc kẹp nhỏ trên tai và đo nồng độ glucose trong máu cứ sau 30 giây/lần, khi có tia hồng ngoại với bước sóng nhất định xuyên qua dái tai.

Độ chính xác của phép đo là 80% và khá tương đương với máy đo đường huyết truyền thống đòi hỏi phải chọc thủng da liên tục, làm kiệt sức bệnh nhân và đặc biệt gây ra đau cho trẻ em. Thiết bị mới này xử lý thông tin nhận được, sau đó chuyển đến điện thoại thông minh trong một ứng dụng đặc biệt, và bệnh nhân nhanh chóng nhận được thông tin về tình trạng của mình.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biết ngoại ngữ giúp ngăn chặn mất trí nhớ ở tuổi già

Trong công trình nghiên cứu nhằm phát hiện mối liên hệ có thể có giữa kiến thức về ngoại ngữ và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ mắc phải ở tuổi già, các nhà khoa học Canada phát hiện những người nói được một số ngôn ngữ sẽ ít gặp nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về công bố khoa học

Theo Báo cáo nghiên cứu toàn cầu tại Nam và Đông Nam Á (Global Research Report – South and East Asia) vừa được Trang ISI Clarivate Web of Science (ISI) đăng tải, Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh nhất về công bố khoa học, với lượng công bố tăng đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 2009.

Các loài thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khi bị sâu bệnh tấn công, thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" bằng cách phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs) để những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa.

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh: Khoa học - công nghệ chưa được coi trọng đúng mức

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực UBKHCN-MT cho rằng khoa học công nghệ vẫn chưa được coi trọng đúng với vị trí của lĩnh vực này. Chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và việc thực hiện chi ngân sách chưa đi vào thực chất và đạt hiệu quả như mong muốn.