Mặt trăng chứa đựng nhiều rác của con người

29/10/2019 13:52

Mặt trăng hiện đang có nhiều túi rác thải của các phi hành gia Mỹ đã để lại cách đây gần 50 năm.

Mặt trăng đã là "bãi rác" kể từ khi con người lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ lên đó hồi năm 1959 và để lại những con tàu vũ trụ không có khả năng thu hồi này. Nhưng những chiếc xe tự hành chỉ là một phần "bãi rác" trên Mặt trăng, những phi hành gia Mỹ cũng để lại không ít thứ khi chinh phục "chị Hằng".

Cụ thể, các phi hành gia thuộc sứ mạng Apollo đã để lại rất nhiều rác như 12 máy ảnh, 12 đôi ủng, kính viễn vọng và hai quả bóng golf... Lý do là vì phi hành gia phải cắt giảm trọng lượng của tàu đổ bộ để có thể lấy thêm đá Mặt trăng về Trái đất nghiên cứu.

Ngoài ra, các phi hành gia Mỹ còn để lại 96 túi chất thải của con người, chứa đầy nước tiểu, phân của các phi hành gia, theo giáo sư vật lý thiên văn, Tiến sĩ Alastair Gunn.

Nhưng những túi chất thải này sẽ "không tác động vĩnh viễn đến môi trường Mặt trăng", giáo sư Gunn nói.

"Bất kỳ vi sinh vật có trong chất thải của con người không thể phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của bề mặt Mặt trăng. Tuy nhiên, có thể một số sinh vật này sống sót trong một thời gian là các bào tử của chúng ngủ đông", ông Gunn cho biết thêm.

"Vì vậy, sau 50 năm trên bề mặt Mặt trăng, chất thải của con người, mà giờ đây có lẽ chỉ là "túi bụi", có thể chứa thông tin quan trọng về sự sống sót của vi sinh vật trong không gian", ông Gunn kết luận, khẳng định những túi chất thải này có giá trị khoa học đối với con người sau này.

Con người đã không tiếp tục lên Mặt trăng từ năm 1972, nhưng nhiều nước như Nga, Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang có kế hoạch đưa người lên "chị Hằng" trong những năm tới để biến vệ tinh của Trái đất thành thuộc địa.

Ái Vi (theo Metro)

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiens

Sau khi tiến hành phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đánh giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuất hiện ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước trong một khu vực nhỏ gọn ở miền Nam châu Phi và đã sống ở đó 70.000 năm trước khi bắt đầu di cư đi các nơi khác.

Đề án 844 - Én xanh tiên phong hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) đã chính thức được vinh danh trong Hạng mục giải thưởng - Én Xanh tiên phong “Sáng kiến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng”.