Kết luận điều tra vụ Tập đoàn Thuận An: Dàn cán bộ hưởng lợi bất chính, bất chấp vi phạm

13/05/2025 09:46

Liên quan vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, Cảnh sát kết luận.

Hoàn tất kết luận điều tra vụ Tập đoàn Thuận An

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận, đề nghị truy tố 30 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Trong các bị can bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", có: Nguyễn Duy Hưng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thuận An; Trần Quang Anh, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An; Nguyễn Khắc Mẫn, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An.

Bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Cũng trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo kết luận điều tra, Nguyễn Duy Hưng và đồng phạm bị cáo buộc có vi phạm trong các dự án, gói thầu, vụ việc tại 4 tỉnh: Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng).

Hành vi trên của các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 120 tỷ đồng. Trong đó, Nguyễn Duy Hưng được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng từ các gói thầu nêu trên.

Cán bộ Tập đoàn Thuận An hưởng lợi bất chính, bất chấp vi phạm quy định đấu thầu

Theo Bộ Công an, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An cho thấy việc "chạy thầu" - tức tìm kiếm sự thỏa thuận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu - là một thực trạng rất phổ biến.

Để trúng thầu, đại đa số các doanh nghiệp phải có "quan hệ", chấp nhận chi tiền "cơ chế" cho lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, xem đây là một phần tất yếu của quá trình đấu thầu, thi công dự án.

Theo kết luận điều tra, Nguyễn Duy Hưng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thuận An) đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỉ đồng tại 5 dự án, hưởng lợi bất chính hơn 98 tỉ đồng.

Liên quan đến vụ án, Trần Anh Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuận An - phạm vào tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", đóng vai trò thực hành, giúp sức cho Nguyễn Duy Hưng, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỉ đồng tại 5 dự án.

Nguồn congdankhuyenhoc.vn
Link bài gốc

https://congdankhuyenhoc.vn/ket-luan-dieu-tra-vu-tap-doan-thuan-an-dan-can-bo-huong-loi-bat-chinh-bat-chat-vi-pham-179250513072659532.htm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình Định: Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường trong tình hình mới không chỉ đòi hỏi Bình Định nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, từ xử lý rác thải đến kiểm soát ô nhiễm không khí và nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính định hướng lâu dài không chỉ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT) mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Tây Nguyên là vùng dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước do nguồn nước ngầm sụt giảm, các công trình thủy lợi chỉ đảm nhận cung cấp nước cho một phần diện tích cần tưới còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa. Thời gian qua, khu vực này xảy ra nhiều đợt hạn hán, thiếu nước khiến hàng chục đến hàng trăm nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại.