Giờ Trái đất năm 2024 diễn ra vào tối thứ Bảy ngày 23/3

14/03/2024 09:02

Năm nay, Giờ Trái đất dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23/3/2024 trong khoảng thời gian từ 20h30 đến 21h30. Thông điệp của chương trình năm nay là “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

Giờ trái đất năm 2024 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 23/3/2024

Sự kiện Giờ Trái đất năm 2024, tắt đèn trong vòng một giờ sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 23/3/2024. Thông điệp của chương trình năm nay là “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”, nhằm khuyến khích cộng đồng không chỉ là tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường chỉ trong một giờ đồng hồ, mà mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp phải thực hành nó thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả một năm, để hành động tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen.

Bộ Công thương mong nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để Chiến dịc Giờ Trái đất năm 2024 được tổ chức thành công, thiết thực, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, EVN tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Giờ trái đất, kết hợp với tuyên truyền tiết kiệm điện...

Được biết năm 2023, Giờ Trái đất diễn ra vào ngày 25/3. Trong 1 giờ tắt đèn, cả nước tiết kiệm được 555,6 triệu đồng.

Nguồn Hạ Vy/MTCS
Link bài gốc

https://moitruong.net.vn/gio-trai-dat-nam-2024-dien-ra-vao-toi-thu-bay-ngay-23-3-72034.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Người cổ đại Homo sapiens châu Á từng giao phối với người Denisova

Theo các nhà khảo cổ và nhân chủng học, cấu trúc răng hàm dưới, đặc trưng cho nhiều người châu Á và người da đỏ Mỹ, không phải do đột biến muộn trong quá trình tiến hóa, như đã nghĩ trước đây, mà là được thừa hưởng từ người cổ đại - Denisova. Đây cũng là bằng chứng khẳng định người Homo sapiens châu Á có thể có được những chiếc răng như vậy trong quá trình giao phối với người Denisova.