Đốt rơm rạ ngoài đồng sẽ bị xử lý thế nào?

23/05/2025 08:17

Theo quy định, hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Nhiều địa phương đang vào mùa thu hoạch lúa vụ Đông – Xuân. Theo thói quen, sau thu hoạch, không ít nông dân thường xử lý rơm, rạ (phế, phụ phẩm nông nghiệp) bằng cách đốt ngay ngoài đồng ruộng. Việc đốt rơm, rạ ngoài đồng không những gây ô nhiễm không khí mà còn gây nguy cơ cháy nổ cao, nhất là đốt ở những nơi sát khu dân cư, hệ thống đường truyền tải điện…

Ngoài ra, việc đốt rơm, rạ ngoài trời cũng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với mức phạt vi phạm hành chính từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

(Ảnh minh họa)

Theo đó, Điều 41 Nghị định 45/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nêu rõ: Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó, đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường; hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.

Về khắc phục hậu quả, Điều 41 Nghị định 45/2022 quy định rõ: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định.

 

 

HẢI YẾN

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/dot-rom-ra-ngoai-dong-se-bi-xu-ly-the-nao.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đưa thiết bị thông minh vào giám sát, bảo vệ rừng

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng thiết bị thông minh trong công tác giám sát rừng. Góp phần phát hiện sớm, kịp thời các hành vi xâm hại rừng, nâng cao năng lực bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chuyên trách tuần tra rừng.