Điều kiện thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa

13/04/2024 07:51

Một dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất thuộc diện phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tuy nhiên, trong khi thực hiện, dự án có điều chỉnh giảm diện tích đất trồng lúa so với văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, nhưng vẫn thuộc diện chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (trên 10 ha).

Ông Nguyễn Văn Long (Hà Nội) hỏi, trước khi thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa, giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án, UBND tỉnh có phải thực hiện lại thủ tục chấp thuận chuyển đổi đất trồng lúa không, hay chỉ cần văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư:

"1. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng".

Chinhphu.vn

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/dieu-kien-thuc-hien-du-an-co-su-dung-dat-trong-lua-102240410153315968.htm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hơn 1 triệu người nhận trợ cấp qua tài khoản

Theo báo cáo của Tổ công tác triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên trong nhiều lĩnh vực. Có hơn 1 triệu người đã nhận trợ cấp qua tài khoản, tăng 255.815 người so với tháng 2-2024.

Phát triển trồng trọt bền vững từ công nghệ sinh học thực vật

Công nghệ sinh học thực vật, đặc biệt là công nghệ chỉnh sửa gen trên cây trồng đã cho ra đời nhiều sản phẩm cây trồng có các tính trạng nổi bật như chịu hạn, tăng hàm lượng dinh dưỡng, chống chịu sâu bệnh… Với tiềm năng phát triển nông nghiệp tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ sinh học được coi là con đường đưa nông sản Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.