Cha đẻ pin lithium-ion đoạt giải Nobel Hóa học 2019

10/10/2019 02:15

Ba nhà khoa học là cha đẻ sáng chế ra loại pin lithium-ion được sử dụng trong tất cả các thiết bị di động hiện nay đã được vinh danh với giải Nobel Hóa học 2019.

Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển ngày 9.10, đã công bố ba nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino được vinh danh vì đã phát triển pin lithium-ion.

Theo Ủy ban Nobel, pin lithium-ion đã làm nên cuộc cách mạng thực sự, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người hiện đại. Đây là loại pin sạc được, đóng vai trò cốt lõi cho hoạt động của mọi thứ, từ điện thoại di động đến laptop và phương tiện giao thông.

Nhà khoa học người Mỹ John B. Goodenough đang công tác tại Đại học Texas, còn giáo sư M. Stanley Whittingham sinh ra tại Hungary trước khi chuyển đến Mỹ và công tác tại Đại học Binghamton. Người còn lại là giáo sư Akira Yoshino hiện đang công tác tại Đại học Meijo (Nhật Bản).

Chân dung 3 nhà khoa học được vinh danh giải Nobel Hóa học 2019 - Ảnh: Guardian

Với sự vinh danh lần này, giáo sư B. Goodenough trở thành người lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel từ trước đến nay, năm nay ông đã 97 tuổi.

Với nghiên cứu đột phá của ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2019, con người đã bước vào một kỷ nguyên mới. Dần thay thế năng lượng hóa thạch bằng các loại năng lượng sạch hơn, khi có thể dễ dàng lưu trữ năng lượng điện vào pin lithium-ion và sạc đi sạc lại nhiều lần với những viên pin này.
Tuy nhiên, hiện công nghệ này đã đến mức giới hạn công nghệ và con người đang tìm kiếm, sáng chế ra loại pin có khả năng lưu trữ năng lượng mới, mạnh hơn, nhẹ hơn và an toàn hơn.

"Những đóng góp của giáo sư Goodenough trong lĩnh vực khoa học vật liệu đã định hình cơ bản công nghệ mà chúng ta đã sử dụng hiện nay. Từ việc cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh trong túi của bạn, đến công việc xác định của ông về các tính chất của từ tính, những đóng góp này đã mở ra con đường mới cho nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Các cực âm mà ông đã phát triển cho pin lithium-ion được xây dựng dựa trên công trình của giáo sư Whitsham, người được đồng trao giải cùng ông và đã trở thành khả thi về mặt thương mại nhờ công trình của Giáo sư Yoshino. Những đột phá khoa học hiếm khi - nếu có - một nỗ lực cá nhân và hoàn toàn phù hợp rằng giải thưởng Nobel Hóa học năm nay nên được chia sẻ theo cách này", Chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia, nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2009 Venki Ramakrishnan nhận định về giải thưởng năm nay.

Thiên Hà (theo Guardian)

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biết ngoại ngữ giúp ngăn chặn mất trí nhớ ở tuổi già

Trong công trình nghiên cứu nhằm phát hiện mối liên hệ có thể có giữa kiến thức về ngoại ngữ và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ mắc phải ở tuổi già, các nhà khoa học Canada phát hiện những người nói được một số ngôn ngữ sẽ ít gặp nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về công bố khoa học

Theo Báo cáo nghiên cứu toàn cầu tại Nam và Đông Nam Á (Global Research Report – South and East Asia) vừa được Trang ISI Clarivate Web of Science (ISI) đăng tải, Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh nhất về công bố khoa học, với lượng công bố tăng đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 2009.

Các loài thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khi bị sâu bệnh tấn công, thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" bằng cách phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs) để những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa.

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh: Khoa học - công nghệ chưa được coi trọng đúng mức

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực UBKHCN-MT cho rằng khoa học công nghệ vẫn chưa được coi trọng đúng với vị trí của lĩnh vực này. Chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và việc thực hiện chi ngân sách chưa đi vào thực chất và đạt hiệu quả như mong muốn.