Bắt chước nhện để phát triển băng dính phẫu thuật

01/11/2019 10:01

Theo BBC, các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã tạo ra loại băng dính hai mặt có thể dùng trong phẫu thuật lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ quan sát và thấy nhện tiết ra một chất đặc biệt để bắt con mồi trong mưa cũng như trong môi trường ẩm ướt. Các chuyên gia đã phân tích cách thức chất này hấp thụ nước để phát triển loại băng dính hai mặt mô phỏng chất mà nhện tiết ra. Qua thử nghiệm trên da, ruột, gan, dạ dày và phổi của lợn và chuột, họ nhận thấy chất này chỉ mất vài giây để đạt được hiệu quả.

Được biết, rất khó để làm cho mô tạo thành một liên kết mạnh do có chất lỏng trên bề mặt. Tất nhiên, khâu vết thương sẽ giữ các mô lại với nhau, nhưng phương pháp khâu thường dẫn đến nhiễm trùng vết thương và gây cảm giác đau đớn. Chất kết dính vết thương hiện có trên thị trường bắt đầu hoạt động sau một vài phút. Ngoài ra, chúng còn có thể xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể.

Các nhà khoa học phát hiện nhện tiết ra một chất dính có chứa polysacarit, chất này gần như ngay lập tức hút nước từ bề mặt cơ thể côn trùng, để lại một khu vực khô rất nhỏ. Bản thân keo dính có thể dính vào chính vị trí đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng axit polyacrylic để hấp thụ chất lỏng từ bề mặt mô cơ thể. A xit kích hoạt keo và sự bám dính xảy ra rất nhanh. Theo các nhà nghiên cứu, việc bổ sung gelatin hoặc chitosan sẽ cho phép băng đã tẩm axit duy trì hình dạng của nó trong vài ngày hoặc thậm chí cả tháng.

Hyunwoo Yuk, tác giả của công trình nghiên cứu, giải thích rằng rất khó để khâu các mô mềm hoặc dễ vỡ như phổi và khí quản, nhưng với băng dính hai mặt của chúng tôi, trong vòng 5 giây chúng tôi có thể dễ dàng bịt kín chúng.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Máy bay tự tìm đường băng và hạ cánh khẩn cấp

Theo New Atlas, nhà sản xuất máy bay phản lực hạng nhỏ Cirrus Aviation đã giới thiệu mẫu máy bay Safe Return có chức năng tìm sân bay gần nhất và tự động hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp ngay cả khi phi công không thể tự làm điều đó.

GlaxoSmithKline thử nghiệm vắc xin ngừa lao mới

Các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm vắc xin M72 / AS01E ngừa lao mới trên gần 3.600 người ở châu Phi bị bệnh lao tiềm ẩn và thu được hiệu quả 50%, mở ra hy vọng thay đổi thực trạng công tác phòng ngừa căn bệnh chết người này.

Không gian mạng Việt Nam bị đe dọa bởi mã độc tấn công APT

Cục ATTT (Bộ TT-TT) đã phát hiện và ghi nhận chiến dịch tấn công APT với máy chủ điều khiển đặt bên ngoài lãnh thổ đã phát tán mã độc quy mô lớn, nhằm vào các hệ thống thông tin của các cơ quan Chính phủ và chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam.