Vì sao doanh nghiệp trong nước khó đầu tư các dự án giao thông lớn?

07/06/2019 17:57

Vì sao doanh nghiệp trong nước khó đầu tư các dự án giao thông lớn?

Nguồn lực tài chính hạn hẹp là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong nước khó tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn, trọng điểm. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sáng 5/6 tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, hiện nay doanh nghiệp xây dựng giao thông trong nước rất khó để tham gia các công trình dự án lớn về giao thông, chẳng hạn như dự án cao tốc Bắc Nam do năng lực tài chính không đáp ứng được vốn dài hạn. Trong khi đó các ngân hàng nhà nước cũng không muốn mở rộng nguồn cung cấp để cho vay. Cho nên các dự án giao thông lớn đều phải mời gọi thu hút đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng nhận thức vấn đề này như thế nào và có giải pháp gì để tạo cơ hội cho những doanh nghiệp trong nước được tham gia?

Nguồn lực tài chính hạn hẹp là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong nước khó tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn, trọng điểm.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sáng 5/6 tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, hiện nay doanh nghiệp xây dựng giao thông trong nước rất khó để tham gia các công trình dự án lớn về giao thông, chẳng hạn như dự án cao tốc Bắc Nam do năng lực tài chính không đáp ứng được vốn dài hạn. Trong khi đó các ngân hàng nhà nước cũng không muốn mở rộng nguồn cung cấp để cho vay. Cho nên các dự án giao thông lớn đều phải mời gọi thu hút đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng nhận thức vấn đề này như thế nào và có giải pháp gì để tạo cơ hội cho những doanh nghiệp trong nước được tham gia?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết,  dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông là dự án lớn, mỗi một dự án thành phần có thể là tới 20.000 tỉ và có 8 dự án PPP. Ngân sách hiện nay đang hạn hẹp, nguồn lực trong nước cũng đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dự án BOT giai đoạn trước nên hiện nay nguồn lực rất hạn chế. Tín dụng của các ngân hàng cũng đầu tư nhiều cho các dự án BOT. Do đó, hiên nay các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, tín dụng để tham gia đầu tư các dự án giao thông lớn.


Ông Thể cho biết thêm, do đây là các dự án lớn, trọng điểm cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ về đấu thầu nên hiện nay Bộ đang tổ chức đấu thầu quốc tế. Bộ Giao thông đã thuê 2 tư vấn nước ngoài cùng với các cơ quan chức năng lập hồ sơ mời thầu để thu hút được nguồn vốn nước ngoài

Theo ông Thể, các doanh nghiệp trong nước nếu liên danh lại với nhau để tạo thành một đơn vị tham gia đầu tư hoặc liên danh với các doanh nghiệp nước ngoài thì hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn, tài chính để tham gia đầu tư các dự án giao thông lớn hiện nay.

Bộ trưởng cho biết, đối với dự án cao tốc Bắc - Nam hiện nay Bộ đã bán được 81 hồ sơ mời thầu với 34 doanh nghiệp trong đó có 10 doanh nghiệp nước ngoài và 24 doanh nghiệp trong nước. Khoảng tháng 8 sẽ mở thầu để sơ tuyển, đến tháng 9 sẽ trình Quốc hội các nội dung liên quan đến đấu thầu.

Được biết, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Theo kế hoạch đề ra dự này sẽ phải cán đích vào năm 2021.

(CafeLand)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phó Thủ tướng đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc xây nhà cao tầng

Tại phiên chất vấn sáng 5/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm rõ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Phó thủ tướng thừa nhận về tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện ở các đô thị hiện nay. Ông cho rằng điều chỉnh quy hoạch là do những yêu cầu khách quan và chủ quan của các chủ thể liên quan, trong đó có Nhà nước, người dân và nhà đầu tư yêu cầu.

Sẽ có cao tốc nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

Trong quy hoạch sẽ xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng ra cảng Trần Đề, kết hợp với cao tốc TP.HCM - Cần Thơ để tạo thành hệ thống cao tốc liên hoàn để giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển. Đó là chia sẻ của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khi trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 5/6.

2.000 ha đất bỏ hoang tại mê Linh, Bộ Xây dựng đề nghị xây thêm hạ tầng kết nối

Sáng 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi về trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng khi có quá nhiều nhà cao tầng ở đô thị và các khu đô thị bỏ hoang. Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đặt câu hỏi về các khu đô thị bỏ hoang tại huyện Mê Linh (Hà Nội). Theo đó, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đầu tư phát triển đô thị, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đô thị theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.